Theo báo cáo hoạt động nửa đầu năm, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex - Mã: FMC) đã sản xuất 14.260 tấn tôm thành phẩm, tăng 32% so với cùng kỳ. Sản xuất nông sản thành phẩm 554 tấn, giảm 21% so cùng kỳ.
Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 11.452 tấn, tăng trưởng 37%. Ngược lại hàng nông sản tiêu thụ chậm với chỉ 481 tấn, bằng 77% so cùng kỳ năm trước.
Doanh số tiêu thụ chung chung 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh số tháng 6 đạt 20,3 triệu USD, cao hơn gấp rưỡi cùng kỳ tháng 6/2024.
Phía doanh nghiệp nói thêm có các hợp đồng tiêu thụ ổn định, cộng với năng suất nuôi khá tốt sẽ giảm góp phần giá thành, tăng sản lượng chế biến. Hiện công ty này đang vào vụ thu họach tôm ở các vùng nuôi.

Tình hình doanh số của Sao Ta. Nguồn: Huy Lê tổng hợp.
Năm 2025, Sao Ta đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 6.540 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 420 tỷ đồng, xấp xỉ so với kết quả năm ngoái. Chính sách cổ tức tối thiểu 20%.
Doanh thu cao trong nửa đầu năm diễn ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tăng tốc giao hàng sang Mỹ, nhằm tránh nguy cơ có thể bị áp thuế cao hơn sau giai đoạn tạm hoãn 90 ngày.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng gần 19%, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt 891 triệu USD, tăng 16% nhờ tăng tốc giao hàng trước mốc 9/7 – thời điểm áp dụng thuế đối ứng mới.
Ngành thuế đối ứng, Sao Ta nói riêng và nhiều doanh nghiệp ngành tôm nói chung cũng đang chịu thêm áp lực khi bị công bố thuế sơ bộ chống bán phá giá tôm (AD) hơn 35% khi xuất vào Mỹ.
Trước những lo ngại của thị trường, ông Lực khẳng định đây mới chỉ là mức thuế sơ bộ và chưa có hiệu lực. Ông dẫn chứng tiền lệ kỳ POR12 hơn 10 năm trước, khi Sao Ta từng bị áp mức sơ bộ 25,76% nhưng sau cùng được điều chỉnh xuống 4,58%, song lần này có chút phức tạp.