Từ trước khi đại dịch đẩy các lớp học trên toàn cầu đóng cửa, ứng dụng Byju đã thu hút được lượng lớn người dùng tham gia nền tảng của mình. Thành lập vào 2011 bởi vị giáo viên dạy toán đình đám Byju Raveendran, Byju giờ đây là ứng dụng học thêm có giá trị cao nhất thị trường Ấn Độ. Các lớp học trên ứng dụng thường lượng học sinh đủ lấp kín sân vận động. Đến 2019, mười triệu học sinh Ấn Độ đã sử dụng sản phẩm đầu tàu của công ty. Cũng cùng năm đó, Byju trở bắt đầu trở thành nhà tài trợ cho đội cricket quốc gia.
Từ đó đến nay, trong phần lớn thời gian trường học ở Ấn Độ đã đóng cửa nhiều hơn là mở, và vận may của Byju ngày càng lên. Số trẻ em được bố mẹ trả phí để sử dụng cả ứng dụng đã tăng gấp đôi, lên 7 triệu. Cuối năm ngoái, các nhà đầu tư định giá doanh nghiệp này trên 20 tỷ USD, tăng gấp ba lần giá trị trước COVID-19. Trong tháng Một năm nay, Bloomberg đưa tin Byju chuẩn bị IPO tại New York qua thương vụ sát nhập với một công ty séc trắng (SPAC). Hãng tin này trước đó đã đồn đoán rằng thương vụ có thể thu về 4 tỷ đô và nâng giá trị của công ty lên 48 tỷ đô.
Những khoản đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ - giáo dục, tính theo đơn vị tỷ đô. Ảnh: Economist Nguồn: HolonIQ
Byju là gã khổng lồ lớn nhất trong những công ty trẻ đang hưởng lợi từ làn sóng tăng trưởng trong lĩnh vực học tập trực tiếp. Các nhà đầu tư mạo hiểm trong 2021 đã đặt cược khoảng 21 tỷ đô vào công nghệ giáo dục, theo như Holon, một trung tâm nghiên cứu. Con số này lớn gấp ba lần lượng vốn đầu tư trong 2019 và gấp 40 lần so với một thập kỷ trước. Mười bảy startup trong mảng công nghệ giáo dục đã trở thành kỳ lân (doanh nghiệp tư nhân đạt giá trị hơn 1 tỷ đô) con số gấp ba lần các năm trước. Sáu trong số đó giờ đã được niêm yết trên sàn, bao gồm Coursera, một trợ khóa học online định giá 3 tỷ đô, và Doulingo, một ứng dụng học ngoại ngữ trị giá 4 tỷ đô. Holon iq dự báo rằng từ 2021 đến 2025, doanh thu ngành ed tech có thể gấp đôi từ 227 tỷ đô lên đến 400 tỷ đô, cao hơn gấp năm lần dự báo từ trước đại dịch.
Cho tới thời gian gần đây, các nhà đầu tư từng chăng lấy gì làm mặn mà với thị trường edtech. Các trường học và đại học nắm phần lớn lượng trong lượng chi tiết 6 tỷ đô dành vào thị trường giáo dục toàn cầu. Các cơ sở này thường có hầu bao hạn hẹp và xu hưởng bảo thủ. Trong cả năm 2019, chỉ 3% chi tiêu giáo dục được dành ra để phát triển phần mềm dạy học online. Tory Patterson thuộc quỹ mạo hiểm Owl Venture là người bắt đầu đầu tư vào ed-tech từ 2009. Mỗi khi nói về thị trường này, anh thường gặp phải những cái nhìn trân trân lạnh nhạt.
Giờ thì không còn thế nữa. Việc đóng cửa trường học hàng loạt đã ép các nhà giáo dục phải chuyển sang các công cụ mới. Điều này đặc biệt đúng ở Ấn Độ và Mỹ - hai nơi việc học tập đã bị gián đoạn trong thời gian dài. Các chính phủ đã phân phát cho học sinh hàng chồng máy tính bảng và đẩy nhanh cải thiện băng thông trường học. Họ cũng đã cho giáo viên tiền để mua thêm trang thiết bị cho là cần thiết để giúp học sinh bắt kịp tiến độ lớp học. Nhà làm luật ở Mỹ đã dành thêm 200 tỷ đô hỗ trợ trường học từ khi đại dịch bắt đầu. Lượng tiền này bằng một phần tư ngân sách một năm học bình thường.
Trong nhiều năm, các công ty ed-tech hiện đại nhất đã lựa chọn không bán sản phẩm cho các ngôi trường hay đại học mà đi thẳng tới người học. Nhóm công ty cũng đã hưởng lợi từ đại dịch. Các bậc phụ huynh ở châu Á thì từ lâu đã muốn bỏ tiền vào gia sư và các dịch vụ như ứng dụng Byju để con cháu mình được thuận lợi đường học hành. Giờ đây các gia đình châu Âu và Mỹ cũng dần xuôi theo xu hướng này. Khi phải giám sát con hoạt động học từ xa, phụ huynh trở nên chú tâm hơn vào giáo dục của con, để ý hơn về lực học của con so với các bạn và khắt khe hơn với chương trình học. Nhờ vậy mà các công ty dạy thêm như những startup kỳ lân như Outschool, GoStudent đang tăng trưởng mạnh.
Một kiểu dịch vụ cũng lớn mạnh nhờ đai dịch là các lớp học cho người lớn. Các nhân viên bị cho nghỉ trong đại dịch thường học các khóa trực tuyến mà họ tin sẽ cải thiện khả năng xin việc của mình. Làm việc từ xa đã tạo điều kiện cho người tìm việc đảm nhận nhiều vị trí, cho họ thêm lý do để đầu tư học tập thêm. Cùng với đó, làn sóng người chuyển việc ở Mỹ và Anh cũng khiến nhà tuyển dụng thêm lo lắng. Họ ngày càng tin rằng dành chi phí đào tạo sẽ giúp họ giữ chân được nhân viên và giảm chi phí tuyển lại. Điều này mang lại lợi ích cho công ty như Coursera. Họ chia rằng bán khóa học cho tập đoàn là mảng phát triển nhanh nhất. Một số công ty mởi nổi bao gồm Guild, một công ty giúp nhân viên lao động chân tay tại Walmart và Disney có thêm kỹ năng, và Better Up, một công ty Mỹ giúp người đi làm tìm coaching.
Thế nhưng báo cáo phát triển ngành công nghệ giáo dục giữa đại dịch không phải không có điểm tối. Ở thị trường lớn nhất của ngành là Trung Quốc, chính phủ đã tuyên bố vào tháng 7 năm ngoái sẽ không cho phép doanh nghiệp kiếm tiền từ việc dạy thêm trẻ em tiểu học và trung học. Cơ quan quản lý nhiều năm nay đã lo lắng rằng nhu cầu lớn với giáo dục tư nhân sẽ làm gia tăng bất bình đẳng và đẩy gia đình trung lưu đến cảnh nghèo đói. Ngay cả dạy thêm tình nguyện cũng không được diễn ra vào cuối tuần và các ngày lễ. Chỉ trong vài ngày, giá cổ phiếu của New Oriental, tal Education và Gaoto, ba ông lớn được niêm yết của Trung Quốc, đã giảm ⅔, mất sạch 18 tỷ đô giá trị trên sàn chứng khoán. Từ tháng hai năm 2021, tổng giá trị của ba công ty giảm từ 100 tỷ đô xuống còn dưới 10 tỷ đô. Hai kỳ lân ed-tech đình đám nhất Trung Quốc, Yuanfudao và Zuoyebang, bị giảm còn một phần định giá, ở mức 15.5 tỷ đô và 10 tỷ đô.
Kinh nghiệm từ Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tá hỏa, theo Thomas Singlehurst ở ngân hàng Citibank. Nó đã chặn một đường lui cho nhiều startup phương Tây. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm vào các công ty này trước đó vẫn nghĩ đến việc sẽ bán chúng cho những người khổng lồ ed-tech ở Trung Quốc. Điều này cũng có thể dẫn đến quy định ngặt nghèo ở nước hàng xóm Ấn Độ, nơi nhiều phụ huynh đã bất bình trước các doanh nghiệp ed-tech những quảng cáo treo đầu dê bán thịt chó và chiến lược bán hàng chộp giật. Tháng trước bộ trưởng giáo dục Ấn Độ cho hay chính phủ nước này đang cân nhắc các quy định mới, tuy không cho biết rõ chi tiết. Từ đó đến nay, ít nhất 15 doanh nghiệp ed-tech Ấn Độ, bao gồm cả Byju, đã lập thành một nhóm thảo ra các bản quy tắc hành nghề mới.
Doanh nghiệp công nghệ giáo dục ở phương Tây ít có khả năng phải đối mặt với những kìm kẹp đó, nhưng họ cũng gặp vấn đề riêng. Tháng 11 vừa rồi, Chegg, một công ty Mỹ mang dịch vụ dạy thêm cho sinh viên đại học, đã cảnh báo rằng tỷ lệ đăng ký đại học thấp bất thường tại Mỹ đã ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Vốn hóa của công ty, vốn từng tăng lên 14 tỷ đô vào đầu 2021 đã giảm xuống còn 4 tỷ đô, thấp hơn cả mức trước đại dịch. Cổ phiếu các công ty ed-tech niêm yết tại Mỹ năm ngoái phần lớn đang có giá thấp hơn mức chào bán lần đầu. Một số công ty như Coursera và Duolingo vẫn chưa có lợi nhuận.
Tình hình không hoàn hảo. Nhưng bộ phận ủng hộ ngành này vẫn tin rằng nó có thể cải thiện. Theo Deborah Quazzo của gsv, một nhà đầu tư giáo dục lớn, làn sóng người dùng và dòng tiền trong đại dịch đổ vào các ứng dụng đã tạo nguồn lực cho doanh nghiệp mở rộng ra nước ngoài và tìm ra cách giữ chân người dùng. Lấy ví dụ Byju. Công ty đã dành 2.8 tỷ đô vào cả tá thương vụ thâu tóm nhằm tạo nên chuỗi dịch vụ nhắm đến người học mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn muốn đổi nghề. Các thương vụ này cũng giúp công ty tiến xa khỏi Ấn Độ. Trong 2021, Byju bắt đầu cung cấp các lớp học coding và toán cho trẻ em Mỹ, Brazil, vương quốc Anh, Indonesia và nhiều nước khác. Một danh mục đầu tư lớn có thể sẽ dạy cho những người bỉ bôi ngành ed-tech và cả đối thủ phương Tây một bài học.