Doanh nghiệp

Định cư Mỹ diện doanh nhân thông qua Visa L1

Đối với nhiều chủ doanh nghiệp, "giấc mơ Mỹ" không đơn thuần là mong muốn đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho thế hệ kế thừa, mà còn là cơ hội phát triển ở thị trường tiêu dùng hơn 300 triệu dân.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song ba tháng đầu năm 2022, xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ với tổng kim ngạch tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 25,2 tỷ USD. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là "thời điểm vàng" mở rộng kinh doanh sang Mỹ, để thuận tiện trong việc kết nối khách hàng, đối tác, và cũng là "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp Việt vươn tầm thế giới.

Hàng ngàn container vận chuyển tại cảng Long Beach gần Los Angeles, California. Nguồn: visaL1A.net

Hàng nghìn container vận chuyển tại cảng Long Beach gần Los Angeles, California. Ảnh: visaL1A.net

Ông Matthew Schulz, Luật sư thành viên (Partner) công ty luật Dentons có mạng lưới hoạt động tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho biết nhiều doanh nhân Việt đang sử dụng thị thực công tác, du lịch ngắn hạn diện B1/B2 đến Mỹ làm việc, thuê văn phòng, nhà xưởng, tuyển dụng nhân sự... Việc sử dụng thị thực sai mục đích như vậy, có thể dẫn đến bị từ chối gia hạn hoặc thậm chí cấm nhập cảnh vào Mỹ nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch thực hiện hóa "giấc mơ Mỹ". Thay vào đó, chủ doanh nghiệp muốn đến Mỹ tự do phát triển kinh doanh nên xin thị thực L-1.

Đây là thị thực không định cư nhưng dài hạn, được Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) cấp cho các nhân sự cấp cao, thường là chủ doanh nghiệp sang Mỹ quản lý một chi nhánh hoặc công ty con. Thông thường, một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cần khoảng 2 tháng chuẩn bị. Nếu thanh toán thêm phí "Premium service" 2.500, hồ sơ sẽ được USCIS ưu tiên xét duyệt nhanh trong vòng 15 ngày.

Ông Matthew Schulz tại Tọa đàm vấn đề pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ do Phòng Xúc tiến Thương mại - ITPC tổ chức. Nguồn: ITPC

Ông Matthew Schulz tại Tọa đàm vấn đề pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ do Phòng Xúc tiến Thương mại - ITPC tổ chức. Nguồn: ITPC

"Nếu muốn định cư lâu dài, doanh nhân Việt Nam có thể xin thẻ xanh Mỹ diện EB-1", ông Matthew chia sẻ thêm. Điều kiện xin EB-1 cũng khá giống L-1, chỉ khác là công ty này phải hoạt động liên tục 12 tháng trước khi nộp hồ sơ, trong khi L-1 có thể được nộp ngay sau khi thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty Mỹ phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để bảo lãnh đương đơn. Thời gian xét duyệt trung bình khoảng 16-21 tháng, nhanh hơn so với diện EB-5. Kể từ năm 2017, do số lượng hồ sơ EB-5 của người Việt Nam đã vượt hạn ngạch, dẫn đến thời gian chờ thẻ xanh diện này lên đến 7 năm.

Đại diện Global Linked Asia, đơn vị chuyên tư vấn di trú Mỹ cho biết, doanh nhân Việt Nam đang có xu hướng xin thị thực L-1 và EB-1 nhiều hơn so với EB-5. Theo vị này, thay vì đầu tư 800.000 USD vào một dự án EB-5, nhà đầu tư Việt thích tự thành lập hoặc mua tài sản, cổ phần một công ty có sẵn ở Mỹ hơn, vừa chủ động nguồn vốn kinh doanh, vừa nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên, những cá nhân có tài sản nhưng không có doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp không hoạt động thường xuyên, không đủ nhân sự thì đầu tư EB-5 vẫn là một lựa chọn tốt.

Hồ sơ thị thực L-1 và EB-1 khá phức tạp, đòi hỏi đơn vị tư vấn và luật sư phải am hiểu cả về di trú lẫn thủ tục, mô hình kinh doanh ở Mỹ và Việt Nam. Global Linked Asia là đơn vị được nhiều doanh nhân lựa chọn với mạng lưới đối tác toàn nước Mỹ, cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ vận hành và phát triển kinh doanh ở Mỹ. Khách hàng của Global Linked Asia thường sẽ được tư vấn bởi Dentons, công ty luật có hơn 11.ok 000 luật sư, tư vấn pháp lý ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và có nhiều kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm