Kinh doanh

Điểm mặt thị trường khách du lịch "nhà giàu", không ngại chi trả dịch vụ cao cấp

Tóm tắt:
  • Nhiều quốc gia tiềm năng chưa được miễn thị thực, doanh nghiệp đề xuất ưu tiên đơn giản hóa thủ tục.
  • Việt Nam thu hút hơn 6 triệu khách quốc tế trong 3 tháng đầu năm, vượt năm 2019.
  • Các chuyên gia đề xuất miễn visa chọn lọc cho thị trường chiến lược và nhóm khách cao cấp.
  • Đề xuất mở rộng thời hạn visa và đơn giản hóa quy trình, thử nghiệm các mô hình linh hoạt.
  • Cần nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm và tăng cường truyền thông quốc tế để thu hút khách.

Để kích cầu du lịch, từ đầu tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ: Ngoại giao, Công an và VH-TT&DL nghiên cứu chính sách visa phù hợp, đặc biệt là với các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống, đồng thời đa dạng hóa việc miễn visa với một số quốc gia. 

Kết quả, 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút hơn 6 triệu khách quốc tế tới Việt Nam, vượt cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia, chính sách visa của Việt Nam vẫn còn khá thận trọng và hạn chế.

Ưu tiên khách nhà giàu 

Tại hội thảo "Việt Nam nên miễn visa cho du khách nào?" diễn ra ngày 24/4, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc SaigonTourist Group, nhận xét, hiện có một số quốc gia thuộc thị trường hàng đầu du lịch, tiềm năng nhưng chưa được miễn thị thực, kiến nghị xem xét ưu tiên để có chính sách đơn giản hóa thủ tục, miễn thị thực.

Đó là thị trường Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Đông. Đây là những thị trường có nguồn khách lớn, chi tiêu cao hoặc thị trường tiềm năng chúng ta đang nhắm đến. Nếu chưa miễn thị thực toàn bộ, ông kiến nghị có thể xem xét miễn có chọn lọc để ngành du lịch có thể tìm kiếm, tận dụng, khai thác thị trường tiềm năng này.

Đối tượng được xem xét miễn thị thực được ông Tài đề xuất gồm những chuyên gia hàng đầu, giới tinh hoa, tỷ phú có mức chi tiêu cao.

Ngoài ra, với hình thức có visa dài hạn, cần kéo dài thời gian từ 5-10 năm, có khả năng gia hạn dài hơn so với mức 1-2 năm như hiện nay. 

Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng ban Kế hoạch phát triển, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút phân khúc khách có giá trị cao quan trọng hơn số lượng. Đây là nhóm khách có khả năng chi tiêu lớn, lưu trú dài ngày và có tỷ lệ quay lại cao.

khach tay du lich tphcmuntitled 4 1213 4 0632.jpeg
Du khách tham quan TPHCM. Ảnh: Chí Hùng 

Đây cũng là đối tượng giúp tăng hiệu quả khai thác hàng không, mở rộng mạng bay quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Do đó, ông Trung kiến nghị thí điểm miễn visa ngắn hạn trong 12 tháng cho công dân các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ.

Đồng thời, đề xuất kéo dài thời hạn miễn visa lên 90 ngày đối với du khách từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và cấp visa dài hạn đến 24 tháng cho nhà đầu tư, chuyên gia. Ngoài ra, cần đơn giản hóa quy trình e-visa và rút ngắn thời gian xử lý xuống dưới 24 giờ.

“Phải xem du lịch quốc tế là ngành ‘xuất khẩu tại chỗ’ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cần được ‘cởi trói’ để phát triển đúng tiềm năng”, ông Trung nhấn mạnh.

Tập trung vào thị trường chiến lược

Bà Nguyễn Thu Thủy - Giám đốc Marketing Tập đoàn Vingroup, đề xuất ưu tiên miễn visa cho các thị trường chiến lược, có dư địa vượt trội. 

Theo bà Thủy, trước hết, cần ưu tiên, quy hoạch miễn thị thực cho các nhóm thị trường chiến lược đang có tiềm năng, dư địa tăng trưởng thực sự. Đó là nhóm thị trường có lượng khách chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và hành vi du lịch đang thay đổi nhanh chóng như Australia, New Zealand...

Kế đến là nhóm thị trường có xu hướng đi nghỉ dài ngày, không ngại chi trả cho các trải nghiệm cao cấp. Điển hình là các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch. 

Tiếp đó là nhóm các thị trường mới nổi có đặc điểm du khách thích nghỉ dài ngày, sẵn sàng chi tiêu và tìm kiếm các điểm đến nắng ấm để tránh mùa đông, như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Azerbaijan và Mông Cổ. 

“Việt Nam với hệ sinh thái nghỉ dưỡng biển đảo phong phú hoàn toàn có thể cạnh tranh nếu chính sách visa đủ linh hoạt”, bà Thủy nói.

Cuối cùng là nhóm những thị trường đặc biệt tiềm năng đến từ các quốc gia vùng Vịnh, như UAE, Qatar và Ả Rập Xê Út. Mặc dù số lượng khách chưa nhiều nhưng đây là nhóm có khả năng chi tiêu rất cao và yêu đòi hỏi dịch vụ cao cấp.

Bà Nguyễn Thu Thủy cũng đề xuất mô hình "miễn visa có điều kiện" - gắn với sản phẩm du lịch cụ thể.  Chẳng hạn, việc miễn visa chỉ nên áp dụng cho những du khách đăng ký tour trọn gói, lưu trú tại các cơ sở được cấp phép, có lịch trình rõ ràng và đi cùng các công ty lữ hành quốc tế uy tín. 

“Mô hình này từng được Thái Lan và Ả Rập Xê Út áp dụng thành công, giúp kiểm soát chất lượng khách, nâng cao chi tiêu và đảm bảo an ninh”, bà chia sẻ.

Bà Thủy còn đề xuất chính sách thử nghiệm linh hoạt - theo mùa hoặc chiến dịch. Đó là mô hình “Visa Sandbox”, áp dụng tại các điểm đến có hạ tầng du lịch và quản lý tốt như Phú Quốc, Nha Trang hoặc Hạ Long.

Việc thử nghiệm theo mùa du lịch hoặc gắn với các chiến dịch truyền thông sẽ giúp đánh giá hiệu quả thực tế, từ đó nhân rộng chính sách ra toàn quốc nếu phù hợp.

Đồng quan điểm, bà Đồng Ngọc Ánh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SunGroup đề xuất xây dựng chính sách visa dành riêng cho Phú Quốc.

Hiện nay, Phú Quốc đang áp dụng miễn visa 30 ngày cho toàn bộ du khách quốc tế. Tuy nhiên, bà Ánh cho rằng có thể cân nhắc nâng thời hạn miễn visa lên 90 ngày, đáp ứng nhu cầu lưu trú dài hạn của khách, nhất là trong mùa đông.

Bà cũng kiến nghị nghiên cứu thí điểm cấp visa tại cửa khẩu cho các đoàn khách lớn, khách cao cấp, khách từ thị trường mục tiêu, khách hưu trí hoặc các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và công nghệ - những đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao và ít rủi ro an ninh.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, để đón lượng khách lớn, tăng tỷ lệ khách quay lại và chi tiêu cao, ngoài việc mở rộng visa, Việt Nam cần tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn và tăng cường truyền thông quốc tế.

Các tin khác

Bộ Công Thương lo xảy ra khiếu kiện khi hồi tố giá điện ưu đãi

Theo Bộ Công Thương, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều văn bản báo cáo bộ về phương án gỡ vướng điện năng lượng tái tạo, song các báo cáo chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nghị quyết 233. Việc thu hồi giá điện ưu đãi không được các nhà đầu tư chấp thuận có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

VPS AMD Vietnix: Nền tảng mạnh mẽ, bứt phá tăng trưởng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp cần một hạ tầng công nghệ vững chắc, tốc độ cao và bảo mật tối ưu để duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững.nhu cầu này, Vietnix – nhà cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu tại Việt Nam – giới thiệu dòng sản phẩm VPS AMD được trang bị bộ đôi

Tin xem nhiều