Tài chính

Đi tìm nguyên nhân của những rối loạn tiền tệ và tỷ giá hiện nay trên thế giới

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, các vấn đề liên quan đến tiền tệ và tỷ giá mà các nước đang đương đầu không phải bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 vừa rồi.

Thách thức về tiền tệ và tỷ giá mà chính phủ các nước phải đối mặt không phải bắt nguồn từ bối cảnh đại dịch mà từ rất lâu trước đó.

Mùa xuân năm 2020, các nền kinh tế trên khắp thế giới bên bờ vực suy thoái bởi đại dịch COVID-19 “càn quét” khắp toàn cầu. Chính phủ nhiều nước trên thế giới phong tỏa hoạt động của nền kinh tế và người dân, giới chức quản lý tiền tệ hạ lãi suất và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp với các nguồn tín dụng giá rẻ.

Nhiều ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới mở rộng bảng cân đối kế toán thêm 10 nghìn tỷ USD trong năm 2020 và 2021 để ngăn tình trạng sụp đổ.

2 năm sau đó, cuộc sống kinh tế thế giới dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương các nước giờ đang đương đầu với hậu quả từ chính sách của họ. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi, nhiệm vụ của họ chuyển sang bảo vệ sự bình ổn của giá cả thay cho việc bơm tiền không hạn chế.

Giờ đây, chính phủ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân đang chật vật với quá nhiều vấn đề: nợ nần, lạm phát, rối loạn tỷ giá, ngoài ra họ cũng có một nhiệm vụ mới: kiểm soát lại tình hình.

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ hiện đang trải qua lạm phát tồi tệ nhất trong 40 năm. Nhiều nước châu Á trong đó có Hàn Quốc, Nhật và Việt Nam chứng kiến tình trạng tiền vào thị trường bất động sản ồ ạt đẩy cao giá nhà đất.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á, trong khi đó, đang chìm trong nợ. Nhiều doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành “doanh nghiệp xác sống”, luôn phải cần sự hỗ trợ của nhà nước và cũng không thể trả được nợ.

Trong khi đó, thị trường tiền tệ hiện đang có những rối loạn, kết quả trực tiếp từ việc chiến lược kiềm chế lạm phát của các nước trái chiều nhau, kết quả, lãi suất cơ bản tại các nước cũng khác nhau. Khi mà lãi suất tại Mỹ đang tăng lên, nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất cao đang chuyển sang sử dụng đồng USD.

Đồng USD hiện đang ở ngưỡng cao nhất tính từ năm 1985 nếu tính theo gia quyền thương mại, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Đồng yên, đồng nhân dân tệ và đồng bảng Anh lần lượt rớt xuống mức thấp kỷ lục. Chênh lệch sức mạnh đồng tiền có thể coi như dấu hiệu về những yếu tố khó lường gây ra bởi tốc độ bơm tiền chênh lệch.

Ở khắp châu Á, người ta đang không thể thống nhất về việc nên làm gì. Ngân hàng Trung ương Philippines và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã hành động mạnh tay và quyết liệt nhất trong khu vực, họ nâng lãi suất ước tính 225 và 190 điểm cơ bản trong năm nay khi mà đồng peso của Philippines và đồng rupee của Ấn Độ chạm mức thấp chưa từng có so với đồng USD.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) lại thể hiện quan điểm chính sách mềm mỏng nhất khi PBOC hạ lãi suất chính sách, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng thương mại, đồng thời giảm tỷ lệ thế chấp với người mua nhà lần đầu vào ngày 29/9/2022 bởi lạm phát lõi của Trung Quốc tính đến tháng 8/2022 mới chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cũng có cách tiếp cận khác với nhiều ngân hàng trung ương khác tại châu Á. Khi mà chỉ số lạm phát tại Nhật không tính giá thực phẩm và năng lượng đến tháng 8/2022 mới chỉ tăng 1,6%, BOJ đã duy trì lãi suất ở gần mức 0% dù rằng động thái này khiến cho đồng yên trở thành mục tiêu của hoạt động đầu cơ. Kết quả, đồng yên đã giảm 20% so với đồng USD trong năm nay, nhiều nhà đầu tư chuyển tiền từ Nhật sang Mỹ để tìm kiếm lợi suất cao hơn, chính vì vậy đồng yên trở thành một trong những đồng tiền có mức tăng trưởng kém nhất châu Á năm nay.

Phản ứng chính sách khác nhau tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới là một triệu chứng của vấn đề, nhưng nó cũng là nguyên nhân bởi mỗi ngân hàng trung ương trên thế giới cố gắng trong tuyệt vọng để giải quyết vấn đề riêng của nước mình thế nhưng cuối cùng phát hiện ra điều đó thực sự không thể khả thi.

Ví dụ, BOJ đã phản bác chỉ trích về chính sách tiền tệ nới lỏng cũng như đồng tiền đi xuống bằng cách nói rằng họ đang chờ lạm phát bình ổn trước khi sử dụng lãi suất cao để kiềm chế. Tại hội nghị họp bàn về chính sách tiền tệ tại Jackson Hole, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda tuyên bố: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi mức lương và giá cả tăng ổn định và bền vững”. Thay cho việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, BOJ và chính phủ Nhật đã lựa chọn bảo vệ đồng yên với chính sách can thiệp tỷ giá vào ngày 22/9/2022 và lần đầu trong 24 năm đưa ra động thái như vậy.

Chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura và đồng thời là cựu quan chức BOJ, ông Takahide Kiuchi, khẳng định diễn biến rối ren về tỷ giá ngoại hối có thể coi như dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của Mỹ trong kinh tế toàn cầu và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Khi mà nước Mỹ là thế lực chính, nhiều nền kinh tế khác xoay chuyển theo chu kỳ kinh doanh tại Mỹ. Chính sách tiền tệ cũng theo hướng như vậy. Giờ đây, họ không còn nhiều mối liên quan với Mỹ, tuy nhiên đồng USD vẫn có vị thế vô cùng quan trọng trong tài chính toàn cầu, chính vì vậy tình hình kiểm soát ngày một khó khăn hơn.

Cũng theo ông Kiuchi, nhiều rối ren như hiện tại có nguyên nhân từ trước đại dịch COVID-19. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009, chính phủ các nước phương Tây bơm mạnh tiền trong nỗ lực ngăn đợt suy giảm kinh tế mới. Ngân hàng trung ương nhiều nước hiện đang đương đầu với tác động từ cuộc khủng hoảng đó, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ. “Nguyên nhân trực tiếp của rối ren trên thị trường tiền tệ chính là chính sách kích thích tiền tệ quá mức sau cuộc khủng hoảng Lehman Brothers và tác động của nó. Các nước đang quá bận kiềm chế lạm phát. Họ không có thời gian nghĩ về những vấn đề căn bản”, ông Kiuchi phân tích.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Có nên vay tiền đi mua nhà khi lãi suất tăng?

Lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng lên đã kéo theo nhiều lo ngại về việc lãi suất đi vay cũng sẽ theo đà đó mà tiếp tục bị đẩy lên. Trong bối cảnh đó, sẽ có thêm nhiều bài toán về cân đối tài chính được đặt ra cho những người có mong muốn hoặc đang sử dụng nợ vay để mua nhà.

Lý do nên chuyển nhiều sân bay quân sự thành sân bay kết hợp với dân sự

Việc chuyển đổi sân bay quân sự thành sân bay hỗn hợp dùng chung với dân sự có lợi lớn là không phải xây dựng sân bay dân sự mới rất tốn kém về cả đất đai và kinh phí. Mặt khác, đây cũng thuộc chiến lược dung hợp quân sự dân sự trong lĩnh vực hàng không, bao gồm cả hoạt động khai thác sân bay và hoạt động nghiên cứu chế tạo máy bay kể cả máy bay không người lái.

Bộ Ngoại giao nói về những cán bộ bị bắt liên quan chuyến bay giải cứu

Xung quanh việc Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam một số cán bộ ngoại giao liên quan đến vụ án các chuyến bay giải cứu, xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành phố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, không bao che, không có vùng cấm.

Nhìn những gia đình giàu có, hạnh phúc, anh em trong nhà sẽ có 4 khoản không nợ, 5 điều không làm

Chẳng phải ngẫu nhiên có những gia đình vô cùng hạnh phúc, con cái hoà thuận, sự thịnh vượng cứ thế đi lên. Nhưng ngược lại, cũng không thiếu gia đình anh em xô xát, tài lộc cứ vậy mà giảm sút. Đó đều bắt nguồn từ sự giáo dục của cha mẹ và nghệ thuật điều tiết các mối quan hệ trong chính ngôi nhà của mình.

Thêm “giấy phép con” cho dự án nhà ở

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải có trong danh mục kế hoạch phát triển nhà ở địa phương đã phê duyệt, dẫn đến việc hàng loạt dự án phát triển nhà ở "tắc nghẽn".