Kỹ năng sống

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe

Theo nghiên cứu công bố năm 2017 của National Library of Medicine (Thư viện Y khoa Quốc gia của Mỹ), tình trạng chuột rút chân khi ngủ xảy ra phổ biến hơn khi tuổi tác tăng lên và ở những người có sức khoẻ tổng thể kém hơn. Trường hợp này, nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân chuột rút là vì thiếu canxi. Tuy nhiên thực tế, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Tại sao chân đột nhiên bị chuột rút?

Hiện tượng chuột rút cơ bắp chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào cả ngày và đêm, nhưng phổ biến hơn vào ban đêm. Đây là tình trạng co thắt cơ không tự chủ ở bất kỳ vị trí nào trên chân, mặc dù chúng thường gặp nhất ở bắp chân. Cơ căng lên, gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau vừa đến nặng và căng tức ở khu vực này.

Tình trạng này có thể kéo dài vài giây đến vài phút. Song hầu hết trường hợp, cơ tự giãn ra trong vòng chưa đầy 10 phút. Nếu chuột rút nghiêm trọng, cơ của bạn có thể bị đau trong nhiều ngày. Chuột rút ở chân có thể khiến bạn rất khó đi vào giấc ngủ và điều này có thể dẫn đến các vấn đề như mất ngủ theo thời gian.

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe - Ảnh 1.

Chuột rút chân vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ. Ảnh: Harvard Health.

Cơ bắp mệt mỏi

Nghiên cứu cho thấy rằng mỏi cơ có thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chuột rút khi ngủ. Các vận động viên có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân sau khi thực hiện các bài tập ở mức độ cao hơn bình thường. Chẳng hạn luyện tập ở cường độ mạnh trong thời gian dài, có thể khiến một số người bị chuột rút nhiều hơn vào ban đêm.

Tuy nhiên, những người không căng cơ hoặc tập thể dục thường xuyên cũng có thể đối mặt với tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm. Các cơ ở những người ít hoạt động thể chất có thể ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuột rút hoặc co thắt.

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe - Ảnh 2.

Cơ bắp bị hoạt động quá sức có thể gây nên tình trạng chuột rút. Ảnh: Today.

Do sinh lý

Theo Healthline, hiện tượng chuột rút có thể liên quan đến vị trí của bàn chân khi ngủ. Chúng ta thường ngủ với bàn chân và ngón chân uốn cong về phía đế, gọi là tư thế plantar flexion. Điều này chi dưới bị dồn nén, khí huyết không thông, kinh lạc bị tắc nghẽn, gây co cứng cơ và chân.

Ngoài ra khi trời lạnh nếu không chú ý giữ ấm vào ban đêm, lâu ngày chi dưới sẽ bị lạnh, co giật cơ cũng dễ xảy ra. Nếu bạn vận động quá nhiều vào ban ngày và làm việc quá sức, axit lactic sẽ tích tụ ở các chi dưới, gây co cứng cơ, chân và bàn chân vào ban đêm cũng dễ xuất hiện các triệu chứng chuột rút.

Bạn nên giữ ấm và nghỉ ngơi vào các ngày trong tuần, tránh để cơ thể mệt mỏi.

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe - Ảnh 3.

Bàn chân phía bên phải đang ở tư thế plantar flexion. Ảnh: Triad Foot Center.

Thiếu canxi

Thiếu hụt canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng chuột rút ở chân vào ban đêm. Các ion canxi có thể ức chế sự hưng phấn của cơ, nhưng khi thiếu hụt canxi thì sự hưng phấn của các điểm nối thần kinh cơ sẽ tăng lên, dễ dẫn đến cơn co thắt cơ không tự chủ.

Tình trạng chuột rút do thiếu canxi thường gặp ở các nhóm đối tượng cụ thể như thanh thiếu niên cần nhiều dinh dưỡng, phụ nữ có thai và cho con bú, kém hấp thu canxi hay người lớn tuổi sức yếu…

Bạn cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ, bổ sung canxi kịp thời và thường ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hoặc thực phẩm có thể thúc đẩy hấp thụ canxi như sữa và đậu.

Xơ cứng động mạch

Về mặt lâm sàng, xơ cứng động mạch chi dưới xảy ra khi động mạch chi dưới bị hẹp và tắc, lâu ngày dẫn đến thiếu máu cục bộ mạn tính của chi. Các triệu chứng chính là đau từng cơn, đau một hoặc cả hai bắp chân khi hoạt động. Sau khi nghỉ ngơi một thời gian, các cơn đau sẽ biến mất.

Một số bệnh nhân cũng có thể bị đau khi ngủ vào ban đêm. Họ cảm thấy rõ rệt các cơn đau ở chi dưới, thậm chí có thể bị co cứng cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ không còn được thư giãn và co lại sau khi nằm.

Lưu lượng máu của chi dưới không thể duy trì bình thường và các mạch máu bị bệnh không thể cung cấp đủ oxy cho máu động mạch, buộc các tế bào cơ trải qua quá trình chuyển hóa thiếu oxy. Lúc này, một lượng lớn chất thải chuyển hóa có tính axit sẽ được tạo ra, kích thích đầu dây thần kinh và gây nên cơn đau giống chuột rút.

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe - Ảnh 4.

Một số nguyên nhân khác gây chuột rút chân như thai kỳ, vấn đề lưu lượng máu, lạm dụng rượu bia... Ảnh: Verywell Fit.

Healthline cho biết một số tình trạng bệnh lý như các vấn đề về cấu trúc (bàn chân bẹt, hẹp ống sống), rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, rối loạn cơ xương (viêm xương khớp), rối loạn chuyển hoá (tiểu đường), tình trạng tim mạch (bệnh tim)... cũng là có thể gây nên chuột rút.

Làm gì khi bị chuột rút lúc đang ngủ?

Nếu tình trạng chuột rút đột ngột xảy ra vào ban đêm, bất kể là nguyên nhân, điều tốt nhất là bạn nên thực hiện biện pháp sau để giảm nhanh cơn đau.

Bạn có thể thực hiện động tác kéo ngược theo hướng ngược lại của co thắt cơ, chẳng hạn như chuột rút ở bắp chân, sau đó bạn có thể dùng tay giữ mu bàn chân để làm cho mu bàn chân hếch lên. Bạn cũng có thể đứng lên để truyền trọng lượng cơ thể xuống các ngón chân, đợi đến khi cơ co rút từ từ biến mất rồi xoa bóp.

Ngoài ra, bạn có thể chườm nóng tại chỗ bị chuột rút hoặc xoa bóp chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm phản ứng viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Nếu chuột rút thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ, bạn nên nhận tư vấn từ bác sĩ.

Đêm đang ngủ bỗng bị chuột rút: Cẩn trọng vì đây là cảnh báo của một cuộc khủng hoảng sức khỏe - Ảnh 5.

Khi chuột rút bắp chân, bạn nên hướng mu bàn chân lên trên để giảm cơn co thắt. Ảnh: Podiatrist Los Angeles.

Theo Aboluowang

Cùng chuyên mục

Đọc thêm