Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán ACB (ACBS) ước tính từ đầu năm đến cuối tháng 6/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra tới 15 tỷ USD; kể từ tháng 7/2022, khi NHNN tăng tỷ giá chào bán từ 23.250 lên 23.400 VND/USD, có thêm 5,7 tỷ USD đã được bán ra, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm xuống còn khoảng 90 tỷ USD.
Theo ACBS, những động thái gần đây của NHNN nhằm tăng lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản là một hành động nhằm đối phó với áp lực phá giá ngày càng tăng đối với đồng VND, chứ không phải là một động thái cố gắng làm giảm nhu cầu trước tình hình lạm phát gia tăng.
ACBS cho rằng, đồng VND đã phải đối mặt với áp lực giảm giá từ một số mặt, bao gồm việc tăng lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục trong suốt nửa cuối năm 2022 của hơn 16 Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ (FED) và Anh (BOE).
Bước sang năm 2023, nhóm phân tích dự báo áp lực lạm phát sẽ vẫn còn trong một vài tháng đầu năm, nếu hành động của các Ngân hàng Trung ương có tác động như dự kiến và lạm phát được kiểm soát, dự kiến chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng trong nửa cuối năm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ lại trở thành ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách.
Theo ACBS, FED cùng với BOE và ECB đang ngừng tái đầu tư tài sản đáo hạn và bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ (còn được gọi là chương trình Thắt chặt Định Lượng). Morgan Stanley ước tính rằng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ USD vào cuối năm tới. Những sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến giá trị VND trong những tháng tới.
Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược Không-COVID với việc xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa khi các trường hợp lây nhiễm tăng đột biến. Chiến lược này tiếp tục gây sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang căng thẳng và tiếp tục làm gia tăng chi phí vận chuyển và có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của dẫn đến gia tăng áp lực giảm giá khác lên VND trong những tháng tới.
Bên cạnh đó, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc mất giá có thể tác động đến thị phần xuất khẩu các thị trường mới nổi/cận biên đang cạnh tranh với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, vì hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng rẻ hơn đối với các nhà nhập khẩu; và Rủi ro suy thoái gia tăng, đặc biệt là ở Mỹ và EU ở Mỹ và EU có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vốn là động lực tăng trưởng kinh tế chính.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn ghi nhận những yếu tố cơ bản tương đối tốt và các yếu tố hỗ trợ sẽ giúp VND nói chung (trong hệ thống ngân hàng và chợ đen) tăng giá và ổn định trong những tháng sắp tới của năm 2022.
Cụ thể, lạm phát vẫn thấp và được kiểm soát dưới 4%; Xuất khẩu, động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi hoạt động sản xuất dần phục hồi và dự kiến sẽ tiếp tục đi lên trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi; FDI giải ngân tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2022 (+10,5 %).
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ NHNN để giữ chênh lệch lãi suất dương giữa lãi suất VND và USD liên ngân hàng cũng giúp ổn định tỷ giá VND/USD. Ngoài ra, với nguồn dự trữ ngoại hối hiện cũng ở mức tương đối dồi dào (ước tính còn lại khoảng 90 tỷ USD) và việc mạnh tay tăng các loại lãi suất điều hành vừa qua sẽ góp phần duy trì sự ổn định của VND trong những tháng tới.