Xã hội

Đề xuất phạt 5-7 triệu đồng nếu tiếp xúc thực phẩm không cắt ngắn móng tay, đeo đồng hồ, vòng, lắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN-MT) vừa có công văn gửi Bộ Y tế đánh giá thực trạng, tổng kết thi hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Đề xuất phạt 5 - 7 triệu đồng cho người tiếp xúc thực phẩm không đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

Bộ NN-MT đề xuất tăng mức phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa

Để hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm, Bộ NN-MT đề xuất bổ sung một số quy định và tăng mức chế tài xử phạt đối với một số vi phạm đang có mức chế tài xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe tại Nghị định 115 năm 2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Đơn cử, Bộ đề xuất phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bộ NN-MT đề xuất tăng mức xử phạt hành chính nhằm đảm bảo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo do mức chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Cụ thể, đề xuất phạt 7-10 triệu đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ để truy xuất nguồn gốc thực phẩm; trong khi mức phạt hiện tại chỉ từ 5-7 triệu đồng.

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn, trong khi mức phạt hiện tại từ 20-30 triệu đồng.

Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ... hiện bị phạt tiền từ 1-2 lần giá trị sản phẩm vi phạm, Bộ đề xuất tăng mức phạt tiền từ 2-3 lần giá trị sản phẩm vi phạm.

Đáng chú ý, hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm... đang có mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng, Bộ NN-MT đề xuất tăng mức phạt tiền lên 5-7 triệu đồng.

Các tin khác

Rà soát việc lập hóa đơn bán vàng

Chi cục Thuế khu vực I yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, trong đó có ngành vàng, bạc.

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...

Giá vàng SJC tăng mạnh, bỏ xa vàng nhẫn

Sáng nay (22/5), giá vàng trong nước bật tăng theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên mốc 121 triệu đồng/lượng, bỏ xa giá vàng nhẫn 3,5 - 5,5 triệu đồng/lượng.

Trào lưu bắt cóc kỳ lạ và nguy hiểm của loài khỉ

Những con khỉ hoang dã đã bắt cóc những con khỉ rú con, đặt chúng nằm ngửa và đưa chúng đi dạo. Xu hướng này, bắt đầu từ một con đực, lan sang các thành viên khác trong nhóm và đã khiến ít nhất bốn con khỉ con tử vong kể từ năm 2022.