Theo tờ trình, việc phổ cập được triển khai theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và kinh phí. Nhà nước huy động nguồn lực toàn xã hội, đồng thời ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Hiện cả nước có hơn 5,1 triệu trẻ mầm non (4,56 triệu trẻ từ 3 đến 5 tuổi) đang học tại trên 15.000 trường và hơn 17.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Tuy nhiên, nhiều trẻ em 3-4 tuổi, chủ yếu ở vùng khó khăn, vẫn chưa được tiếp cận giáo dục, gây ra khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ công cơ bản.
Chính phủ đề xuất bổ sung ngân sách vượt mức 20% chi cho giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, kết hợp các nguồn vốn xã hội hóa và hợp pháp khác để triển khai.
Dự thảo Nghị quyết được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện cần thiết, bảo đảm thực hiện phổ cập mầm non đúng lộ trình theo yêu cầu của Trung ương.

Học sinh mầm non tại một trường ở quận Cầu Giấy. (Ảnh: Hoàng Phong).
Cũng trong sáng 22/5, Quốc hội nghe tờ trình Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông.
Tại phiên họp Thường vụ cuối tháng 4, Chính phủ ước tính cần 30.000 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12 trên cả nước, bao gồm 8.200 tỷ bổ sung cho trẻ mầm non và học sinh THPT.
Điểm mới trong dự thảo là Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí cho cả trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Mục tiêu là đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng, thống nhất cho mọi trẻ em, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chế độ và khuyến khích sự phát triển của giáo dục ngoài công lập, tăng cường xã hội hóa giáo dục.
Chính sách này được đánh giá là phù hợp với Hiến pháp và kết luận của Bộ Chính trị về việc miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông trong hệ thống trường công lập.
Theo số liệu thống kê năm học 2023-2024, cả nước có tổng cộng 23,2 triệu học sinh, trong đó khối công lập chiếm phần lớn với 21,5 triệu, và 1,7 triệu học sinh theo học tại các trường ngoài công lập. Trong đó, 4,8 triệu là trẻ mầm non, 8,8 triệu học sinh tiểu học, 6,5 triệu học sinh THCS và 2,99 triệu học sinh THPT.
Ước tính tổng kinh phí để thực hiện chính sách miễn và hỗ trợ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết lớp 12 trên cả nước là 30.000 tỷ đồng. Ngân sách dự kiến để miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học và THCS trong năm học 2025-2026 là 22.500 tỷ đồng.
Như vậy, để triển khai đầy đủ chủ trương mở rộng miễn giảm và hỗ trợ học phí theo kết luận của Bộ Chính trị, ngân sách nhà nước cần tăng thêm 8.200 tỷ đồng.
Chiều cùng ngày, các đại biểu chia tổ thảo luận về hai nghị quyết trên và đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào
Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.
Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả VietnamBiz. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.
