Xã hội

Đề xuất 44 cơ chế đặc thù cho sự phát triển của TP.HCM

Ngày 9-5, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết phiên họp này sẽ xem xét cho ý kiến về 13 nội dung lớn, trong đó có dự thảo Nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Đề xuất 44 cơ chế đặc thù cho sự phát triển của TP.HCM - 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi

Trình nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 tại kỳ họp thứ năm

Trước đó, tại kỳ họp thứ tư (tháng 10-2022), QH đã có nghị quyết cho phép kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đến hết 2023. Chính phủ được giao trình QH về nghị quyết mới cho TP.HCM trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, theo ông Huệ, thời gian qua, cả Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ đều phấn đấu trình QH xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ năm (dự kiến khai mạc ngày 22-5 tới).

Ông Vương Đình Huệ đánh giá lần này Chính phủ đã chuẩn bị dự thảo nghị quyết rất công phu. Dự kiến có tám nhóm chính sách liên quan đến 44 cơ chế được Chính phủ trình, do đó ông đề nghị Thường vụ QH tập trung cho ý kiến các chính sách mới, trong đó có sáu loại chính sách cụ thể được đưa vào các dự án luật trình QH, với hàm ý cho TP.HCM đi trước thực hiện.

“Cần cho ý kiến thêm khi ban hành các cơ chế, chính sách thí điểm để xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế” - Chủ tịch QH nói.

Chúng ta cần phải tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công chức và công vụ.

Phản ứng chính sách có cực đoan không?

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương nhận xét báo cáo Chính phủ “có cảm giác rất nhiều màu hồng”, trong khi phân tích về tồn tại, hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân không rõ.

Theo phó chủ tịch QH, đầu năm 2023, một số đánh giá cho rằng dù có nhiều khó khăn nhưng những biện pháp tháo gỡ ban hành từ đầu năm đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực. Cụ thể như trái phiếu doanh nghiệp (DN), bất động sản, đầu tư công và khơi thông điểm nghẽn dòng tiền trong nền kinh tế.

“Thực chất, khi chúng tôi làm việc với các chuyên gia, các nhà khoa học thì thấy dòng tiền vẫn còn nghẽn, những biện pháp chưa phát huy tác dụng. Mình đánh giá lạc quan quá nên việc xác định biện pháp điều hành tới đây sẽ rất khó” - ông Trần Quang Phương nói.

Đặc biệt, phó chủ tịch QH cho rằng báo cáo Chính phủ chỉ nêu khó khăn, vướng mắc mà không nêu bất kỳ tồn tại nào trong điều hành. “Dự báo để tham mưu cũng có những biến động. Phản ứng chính sách cũng không kịp thời và chúng ta thử kiểm tra lại đâu đó có cực đoan không, có nghĩa là nhảy từ thái cực này qua thái cực khác” - ông Phương nói và cho hay người dân phản ánh tình trạng này xảy ra ở một số lĩnh vực như PCCC, kiểm định xe, trái phiếu DN…

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho hay hiện các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cần phải tập trung vào vấn đề cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công chức và công vụ.

Dẫn lại số liệu điều tra của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vương Đình Huệ nói hiệu lực điều hành ở những lĩnh vực liên ngành như đầu tư xây dựng, đất đai và môi trường… rất yếu, kể cả cấp trung ương và địa phương. “Những vấn đề có tính liên ngành, khi có một văn bản kết luận nào đó hoặc chỉ đạo nào đó của trung ương và địa phương còn chung chung thì DN nói hầu như ngồi im, tức là ngồi chờ chỉ đạo tiếp hoặc không làm gì” - Chủ tịch QH nói.

“Đổi mới, sáng tạo, năng động, trách nhiệm là của người đứng đầu. Bây giờ cái gì cũng lấy ý kiến tập thể như thế này rồi thì làm sao” - ông Vương Đình Huệ nói và cho rằng cần khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, chưa biết là lớn hay nhỏ, ở cả trung ương và địa phương, nhất là trung ương né tránh trách nhiệm, sợ sai và không chịu làm, việc của mình đẩy cho người khác, việc cấp dưới đẩy cho cấp trên.

Lo ngại về mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Chúng tôi rất lo ngại về mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Chúng tôi đã báo cáo nhiều lần về kịch bản tăng trưởng, muốn đạt được 6,5% thì các quý sau tăng trưởng phải rất cao, xấp xỉ khoảng 8%, mà như vậy rất khó. Tuy nhiên, Chính phủ đang giữ mục tiêu này để phấn đấu.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
NGUYỄN CHÍ DŨNG

Có hiện tượng né tránh, đùn đẩy

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định những khó khăn chính, chủ yếu từ tác động từ bên ngoài. Còn khó khăn bên trong, theo ông Dũng là tâm lý của thị trường, niềm tin xã hội và sự né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ thực thi các cấp hiện nay.

Cũng theo bộ trưởng Bộ KH&ĐT, giai đoạn 2018-2021, TP.HCM cấp trung bình mỗi năm khoảng 70 dự án bất động sản. Tuy nhiên, hai năm vừa qua TP chỉ cấp tám dự án, tức là hầu như “đứng bóng”. “Có lẽ vấn đề lớn nhất hiện nay là cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy và lẩn tránh không làm” - ông Dũng nêu quan điểm.

Liên quan đến các thủ tục đầu tư, ông Dũng nói các DN cần 1-2 năm mới giải quyết được một vấn đề. DN lo ngại kinh tế đã khó khăn như thế nhưng tinh thần giải quyết công việc không có nên rất khó.

Về môi trường đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận xét hiện “rất kẹt”. Ông nói lại việc đã đấu tranh suốt mấy năm nay, thể chế đã cải thiện, cải tiến rất nhiều để giảm các điều kiện kinh doanh nhưng bây giờ, thông qua văn bản của các bộ, ngành, các địa phương đã phát sinh ra hàng ngàn thủ tục mới. Hiện bộ đã giao cơ quan chuyên môn rà soát, xem văn bản nào của bộ, ngành trái quy định, đi ngược, hạn chế quyền của người dân, DN.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã bán gần hết tài sản

Nói về khó khăn của DN, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng có “rất nhiều vấn đề”, trong đó vấn đề đầu tiên là dòng tiền. “Hiện điều hành tín dụng của chúng ta có vấn đề, lúc thả ra nhanh quá, lúc lại siết quá nên các DN rất khó khăn. Nhiều DN lớn chúng tôi biết đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được đều đã bán” - ông Dũng nói và nhìn nhận đây là việc rất đáng lo ngại.

Nghiêm trọng hơn, theo ông Dũng, giá bán lại chỉ bằng 50% giá thực. Người mua chủ yếu là nước ngoài. “Đây là vấn đề mà chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều lần” - bộ trưởng Bộ KH&ĐT nói thêm.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Khoảnh khắc Nguyễn Thị Oanh

Trong vòng chưa đầy 30 phút, Nguyễn Thị Oanh đã giành liên tiếp 2 HCV cho đội tuyển điền kinh Việt Nam. Cô về nhất nội dung 1.500 mét với thành tích 4 phút 16 giây 85. Gần như không có thời gian nghỉ, Nguyễn Thị Oanh bước vào nội dung chung kết thứ hai là 3.000 mét vượt rào nữ.