Xu hướng đầu tư "phòng thủ" lên ngôi
Số liệu từ Tổng cục Thống kê quý II/2022 cho thấy nền kinh tế đang có sự phục hồi tích cực và rõ nét: GDP bình quân đạt 7,72%, tăng 1,02% so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư FDI hiện vào khoảng 10,06 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ 2021. Việc nền kinh tế phục hồi tích cực, thậm chí một số lĩnh vực còn cao hơn trước dịch sẽ tạo tiền đề cho thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Cụ thể, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm hồi phục và phát triển tốt. Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao, hầu như không phát sinh lượng tồn kho mới. Thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng.
Theo chuyên gia kinh tế dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2022, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao, chính sách thuế mới và siết tín dụng bất động sản đã và đang tác động mạnh đến thị trường theo chiều hướng hình thành xu hướng đầu tư an toàn.
Nhìn vào trung và dài hạn, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân vẫn rất lớn, thị trường địa ốc còn nhiều dư địa để rót tiền. Song theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi sử dụng đồng vốn thật, nhìn nhận các giá trị bền vững, mang lợi ích thiết thực thay vì tăng trưởng nóng như trước.
Thực tế, giai đoạn đầu tư "dễ" trong chứng khoán và bất động sản không còn. Thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư "lướt sóng" hụt hơi do khó vay ngân hàng đã rời "đường đua", sân chơi giờ đây dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực và am hiểu thị trường.
Mục đích đầu tư của nhóm này cũng được định hình rõ ràng, hướng tới tích sản và gia tăng giá trị về lâu dài.
Thời của sản phẩm BĐS bền vững
Thị trường lúc này có nhiều điểm tương đồng với năm 2015, có rất ít các gói hỗ trợ tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản nên chiếm ưu thế vẫn là các nhà đầu tư sẵn dòng vốn tự có.
Tuy nhiên, nhà đầu tư sau khi trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm của thị trường đã trưởng thành hơn và ngày càng nhạy bén. Đầu tư bằng nguồn vốn thực, nhà đầu tư tất yếu sẽ trở nên cẩn trọng và khó tính hơn.
Đối với họ, bảo hiểm cho dòng tiền phải là những sản phẩm vững vàng về pháp lý, chủ đầu tư uy tín tại các khu vực có "sóng" hạ tầng. Thay vì mua những dự án chưa được triển khai, thì nay các nhà đầu tư lựa chọn những khu đô thị có hạ tầng hiện hữu, đảm bảo được tiến độ xây dựng.
Thị trường thanh lọc mạnh mẽ, nhà đầu tư bất động sản hướng đến giá trị thực.
Về tọa độ đầu tư, giới chuyên gia cho rằng nhóm thị trường tiềm năng hiện nay và thời gian tới là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM; những thủ phủ công nghiệp như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai…
Tại thị trường Hà Nội, từ năm 2022 nguồn cung BĐS của thủ đô dịch chuyển mạnh mẽ về khu Đông với tỷ trọng chiếm tới 63%.
Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội với 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng sẽ tạo đà kết nối giữa khu Đông với trung tâm. Đặc biệt, việc Gia Lâm đang tiến sát tiêu chí lên quận vào năm 2023 là tín hiệu quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực này phát triển sôi động.
BĐS Gia Lâm dự báo tăng mạnh khi lên quận là kịch bản hoàn toàn có thể tiên lượng trước.
Về phân khúc tiềm năng, xét ở khía cạnh bảo toàn vốn cho nhà đầu tư, shophouse thương mại được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn nhờ khả năng sinh lời ổn định với mức lợi nhuận từ việc cho thuê luôn đạt khoảng từ 8 - 12%/năm, tiềm năng tăng giá cũng ở ngưỡng cao 10 - 30%/năm.
Do đó, các sản phẩm nhà phố tại Gia Lâm đáp ứng tiêu chí về vị trí, pháp lý, công năng sử dụng và tiềm năng tăng giá sẽ trở thành điểm sáng trên thị trường cuối năm nay và đầu năm 2023.
"Thời điểm hiện tại, Eurowindow Twin Parks và Highway5 Residence là hai dự án hiếm hoi đang mở bán tại khu vực Gia Lâm, hiện được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu với nhu cầu khai thác cùng lúc đa công năng: an cư, kinh doanh/cho thuê và "tích sản" chờ tăng giá" - Ông Vũ Cương Quyết, TGĐ Đất Xanh Miền Bắc cho biết.