Phong cách sống

Đã có 500 triệu tích luỹ, hàng tháng tiết kiệm được 20 triệu: Bảng chi tiêu của cô gái TP.HCM khiến ai nhìn cũng nể

Tháng nào cũng đều đặn tiết kiệm được 20 triệu

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô gái 28 tuổi ở TP.HCM đã khiến nhiều người phải nể phục.

Với mức thu nhập 31,2 triệu/tháng thì cô nàng này đã tiết kiệm được đến 20 triệu. Thu nhập còn lại, cô nàng không chỉ lo được cho bản thân mà còn phụ bố mẹ lo cho em gái đang học Đại học. Cho đến hiện tại, cô có một khoản tích luỹ khoảng 500 triệu được giữ trong ngân hàng không dùng đến, được cô tiết kiệm từ khi còn là sinh viên.

Dưới đây là cách cô nàng phân bổ mức thu nhập hàng tháng.

Đã có 500 triệu tích luỹ, hàng tháng tiết kiệm được 20 triệu: Bảng chi tiêu của cô gái TP.HCM khiến ai nhìn cũng nể- Ảnh 1.

Cách phân bổ thu nhập hàng tháng của cô nàng kiếm được 30 triệu/tháng

Cô nàng này cho biết thêm: Về chi phí ăn uống chỉ tốn 1,5 triệu/tháng là do cô nàng ăn sáng và trưa tại công ty, chỉ nấu một bữa tối. Về chi phí xăng xe, do cô làm gần nhà, nên chỉ cần tốn 200 ngàn đồng cho khoản chi phí này.

Về dự định tương lai, cô nàng tính giữa năm sau sẽ quay lại miền Bắc để lấy chồng và làm tiếp các job online có mức thu nhập 10 triệu/tháng. Do cô nàng sống ở tỉnh có chi phí sinh hoạt rẻ nên cô nàng thấy mức thu nhập này khá ổn. Người yêu cô nàng đã có nhà riêng, kiếm được 27 triệu/tháng nên hiện cả hai không lo chuyện mua nhà cửa mà chỉ cần cân đối chi phí sinh hoạt hợp lý là được.

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải khâm phục cả khả năng kiếm tiền, kỹ năng tiết kiệm lẫn tư duy về tài chính rõ ràng, mạch lạc của cô nàng. Một số bình luận bên dưới bài đăng:

- Mình hơn tuổi bạn mà không vén giỏi được như bạn. Tự ti quá.

- Chị tiêu hợp lý ghê. Mình phải học bạn này mới được.

- Tiết kiệm được 70% lương thế này là quá đỉnh rồi.

- Ý là sao bạn đỉnh quá vậy ạ. Mình cũng kiếm khoảng 30 triệu/tháng mà không có hiếu hỉ, không mua vé máy bay mà một tháng tiết kiệm được có 11 triệu.

- Bạn giỏi ghê, biết chi tiêu hợp lý quá.

- Con gái bây giờ giỏi thật. Trước khi lấy chồng, tôi cũng không có kế hoạch hay dự tính gì cho tương lai. Đến bây giờ vẫn vậy, tôi vẫn không có kế hoạch hay tính toán gì cho tương lai cả. Một bài viết khiến mình phải suy ngẫm nhưng tôi biết bản thân chỉ nghĩ một tí thôi xong đâu lại vào đấy.

- Người ta thu nhập 1 mình 30 triệu mà ở trọ chưa đến 3 triệu. Các bạn thu nhập 2 vợ chồng 25-30 triệu mà ở mất 5-6 triệu/tháng rồi suốt ngày hỏi tiền tiết kiệm ở đâu.

Đã có 500 triệu tích luỹ, hàng tháng tiết kiệm được 20 triệu: Bảng chi tiêu của cô gái TP.HCM khiến ai nhìn cũng nể- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

3 bước xây dựng thói quen tiết kiệm

Chia sẻ với CNBC Make it, Douglas Boneparth (nhà lập kế hoạch tài chính, sáng lập công ty tư vấn tài chính Bone Fide Wealth) khuyên rằng những người trẻ tuổi nên tập bỏ qua những áp lực từ mạng xã hội và làm những gì tốt nhất cho cuộc sống chính mình. Một trong số đó là việc tiết kiệm - thói quen không thể được xây dựng trong một sớm một chiều.

Đồng sáng lập hãng tư vấn tài chính Sun Group Wealth Partners, bà Winnie Sun cũng cho rằng ưu điểm là Gen Z vẫn có nhiều thời gian với tương lai của mình. Việc bắt đầu tiết kiệm và đầu tư ngay từ bây giờ, dù chỉ là số tiền nhỏ, theo bà, sẽ giúp đóng góp đáng kể vào khoản tích lũy về sau.

Hai chuyên gia tài chính cũng chia sẻ 3 bước để thế hệ trẻ bắt đầu xây dựng thói quen tiết kiệm.

- Quản lý thu nhập hàng tháng

Bạn có thể trở nên có kỷ luật hơn về tài chính bằng cách theo dõi chi tiêu và số tiền dư hàng tháng. Thay vì tiêu sạch tiền kiếm được thì hãy nghĩ về cách quản lý chúng. Điều này giúp rèn luyện não bộ lùi lại một bước, giúp bạn dần suy nghĩ về các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Một trong những phương thức phân bổ thu nhập hàng tháng là chia theo tỷ lệ 50-30-20, tức dành 50% thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho các chi phí cá nhân và dành 20% cho tiền tiết kiệm. 

- Có khoản dự phòng

Ngay cả khi bạn chưa xây dựng được kỷ luật tài chính, chuyên gia khuyên rằng bạn ít nhất cũng nên có khoản tiền dự phòng cho các tình huống xấu phát sinh như mất việc hoặc nguồn thu nhập bị gián đoạn. Khoản dự phòng này nên tương đương ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt.

- Đặt ra các mục tiêu tài chính

Khi đã có khoản dự phòng cho ít nhất 3 đến 6 tháng, đây là lúc bạn đặt ra các mục tiêu tài chính khác như trả hết nợ vay sinh viên, mua nhà hoặc tiết kiệm cho hưu trí,... 

Có ba câu hỏi bạn nên đặt ra cho tương lai tài chính. Đó là: Mục tiêu tài chính của bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền và mất bao lâu để đạt được? Khi nào bạn muốn đạt được từng mục tiêu? Bạn muốn ưu tiên mục tiêu nào? Bằng cách cân nhắc ba yếu tố này, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch tiết kiệm hiệu quả và xây dựng lối sống phù hợp để đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm