Kinh doanh

Cuộc "thay máu" bên trong Alibaba: Một loạt lãnh đạo mới lên nắm quyền, sẽ sa thải hơn 80.000 nhân viên

 Logo Alibaba. (Ảnh: Reuters).

Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Alibaba đang phải vật lộn để tìm hướng đi sau khi chiến lược tăng trưởng bị sụp đổ vì cạnh tranh khốc liệt và sự kiểm soát ngày càng gắt gao đến từ chính phủ đối với các công ty công nghệ, tờ Nikkei (Nhật Bản) bình luận.

Gần 4 năm sau khi nhà sáng lập Jack Ma tuyên bố nghỉ hưu, bà Trudy Dai, một trong những thành viên đầu tiên của công ty, được nhận định là chìa khóa cho tương lai của tập đoàn này.

Một nhân viên dấu tên của Alibaba trong cuộc phỏng vấn với Nikkei đã tiết lộ rằng: "Bộ máy lãnh đạo đang được thay mới hàng loạt". Một nguồn tin khác cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước tốc độ cải tổ của gã khổng lồ xứ Trung.

Một báo cáo trực tuyến hồi đầu năm nay cho biết Alibaba có kế hoạch cắt giảm 80.000 việc làm, tương đương 30% nhân sự hiện tại. Alibaba cho biết nội dung báo cáo đã bị phóng đại, song không phủ nhận các kế hoạch tái cấu trúc công ty. Các nguồn tin cho biết, Alibaba đã bị đẩy vào đường cùng và buộc phải tiến hành một cuộc cải tổ lớn.

Những con số đã nói lên điều này. Quý I, công ty lỗ ròng 16,2 tỷ nhân dân tệ, gấp 3 lần mức lỗ cùng kỳ năm ngoái. Giá trị thị trường của nó đã giảm xuống còn khoảng 250 tỷ USD từ mức đỉnh hơn 800 tỷ USD vào tháng 10/2020.

Vào thời đỉnh cao thành công, Alibaba kiểm soát hơn một nửa thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc và gần một nửa thị trường thanh toán qua điện thoại thông minh.  sinh thái của nó mở rộng nhanh chóng thông qua các thương vụ mua lại. Nhưng vận may của công ty bắt đầu chuyển hướng khi chính phủ Trung Quốc cải cách lĩnh vực nền tảng số.

Jack Ma, người đã từ chức Chủ tịch Tập đoàn, trong một bài phát biểu hồi tháng 10/2020 đã nói rằng "đổi mới tốt không sợ quy định mà chỉ sợ quy định lỗi thời". Nhận xét của ông được coi là lời chỉ trích đối với chính phủ. Một nguồn tin thân cận của Ma cho biết: "Cụm từ này không được đưa vào văn bản được chuẩn bị trước. Đó là chủ ý".

Bắc Kinh rõ ràng đã chú ý tới nhận xét này. Các động thái trừng phạt nhắm vào Jack Ma và Alibaba bắt đầu có hiệu lực ngay lập tức. Tháng sau đó, công ty tài chính thành viên Ant Group đã phải hoãn kế hoạch IPO trước sức ép của cơ quan chức năng.

Mặc dù Bắc Kinh đã tuyên bố hồi tháng 4 năm nay rằng họ sẽ nới lỏng kiểm soát các công ty công nghệ, song nguồn tin cho hay, Alibaba vẫn nằm trong danh sách đen của chính phủ và bị giám sát gắt gao.

Một vấn đề cũng kìm hãm sự tăng trưởng của Alibaba ngay trước khi bị kiểm soát chặt chẽ đó là nỗ lực tích hợp các cửa hàng truyền thống vào hệ sinh thái của tập đoàn này. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Daniel Zhang bắt đầu thúc đẩy chiến lược "bán lẻ mới" nhằm xóa bỏ rào cản giữa các cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến bắt đầu từ khoảng năm 2016, trước khi ông trở thành người kế nhiệm Jack Ma.

Năm 2015, Alibaba đã rót 28,3 tỷ nhân dân tệ vào Suning.com, một nhà bán lẻ lớn. Nó đã đầu tư thêm 19,8 USD Hong Kong vào chuỗi cửa hàng bách hóa lớn hai năm sau đó. Tiếp theo là thương vụ mua lại dịch vụ giao đồ ăn Ele.me vào năm 2018 với giá hơn 9,5 tỷ USD.

 Bà Trudy Dai. (Ảnh: Alibaba cung cấp).

Theo chuyên gia nghiên cứu IT Juzi, Alibaba đã chi hơn 300 tỷ nhân dân tệ cho các thương vụ mua lại từ năm 2015 đến năm 2018. Tuy nhiên, hầu hết các thương vụ M&A của công ty không tạo ra được sự kết nối giữa bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến. Điều này tiếp tục khiến công ty chịu lỗ và việc cắt giảm việc làm chủ yếu nhắm vào các đơn vị này.

Alibaba đã hy vọng tạo ra một nguồn doanh thu mới để phân tán rủi ro của công ty trong khi hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ và sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh đang đè nặng lên công ty trước khi có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào bán lẻ trực tuyến.

Quản lý cao cấp cũng không tránh khỏi việc bị đào thải. Bà Dai đã lên nắm quyền thay thế ông Zhang với tư cách là người đứng đầu công ty con chuyên mảng thương mại điện tử từ cuối tháng 4/2022. Bà Dai là một trong những học trò của Jack Ma trong những ngày ông còn dạy tiếng Anh, trước khi ông trở thành doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc. Bà cứng rắn ở nơi làm việc nhưng được cho là thích đối thoại, thường đi ăn tối và uống rượu với đồng nghiệp.

Chủ nghĩa bè phái là một phần trong văn hóa của Alibaba vì Jack Ma muốn các bộ phận cạnh tranh với nhau. Điều này hoạt động tốt trong thời kỳ phát triển nhanh chóng của công ty, nhưng đã kìm hãm hoạt động giao tiếp nội bộ và trở thành nguồn gốc của xung đột.

Các thành viên của một bộ phận bán lẻ trực tuyến được yêu cầu gửi báo cáo dài 10.000 ký tự vào mỗi thứ Sáu cuối tuần. "Đó là công việc vô nghĩa do sếp của chúng tôi áp đặt, người muốn làm hài lòng các quản lý cấp cao", một nhân viên nói. Những người quản lý như vậy đang bị loại bỏ dưới quyền Dai - người được giao nhiệm vụ hồi sinh hoạt động kinh doanh và tổ chức của Alibaba.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm