Theo ông Tú, tỉ lệ sinh có xu hướng tăng ở nhiều tỉnh thành trong hai năm qua, cả ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế và tỉnh thành có mức sinh trên mức sinh thay thế, đẩy mức sinh chung của cả nước lên trên mức sinh thay thế.
Tại TP.HCM, địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước, năm 2017 tổng tỉ suất sinh là 1,35, đến năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ, trong khi TP đang có kế hoạch khuyến sinh để đến năm 2030 đạt 1,6 con/phụ nữ.
Số liệu thống kê năm 2020 của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cũng cho thấy mức sinh tăng trở lại, vượt mức sinh thay thế ở nhiều vùng. Trong đó, khu vực nông thôn từ 2,11 con/bà mẹ (năm 2010) nay tăng lên 2,29 con (năm 2020); Đồng bằng sông Hồng từ 2,04 con/bà mẹ (2010) lên 2,34 con (2020)...
Theo ông Tú, tình trạng kể trên có một phần do tác động của dịch COVID-19, gia đình có thời gian gần nhau hơn. Việc tăng mức sinh lên trên mức sinh thay thế, theo ông Tú cũng là "ngắn hạn", trong khi nhiều nước do tỉ lệ sinh giảm thấp, khuyến sinh không đạt kết quả thì tăng sinh ngắn hạn không là đáng lo ngại.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế để đảm bảo mỗi gia đình có hai con.
Dịp này, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết theo khảo sát từ các bệnh viện, mỗi năm ghi nhận 200.000 - 250.000 ca nạo phá thai.
Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với thực tế. Tổng cục cho rằng khi tuổi kết hôn lần đầu ngày càng tăng và tuổi có quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm như vừa qua, nguy cơ nạo phá thai sẽ gia tăng. Qua điêu ftra cho thấy mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số nạo phá thai (53,6%).