"Monday Blues", hay còn gọi là hội chứng sợ ngày thứ 2, là cảm giác chán nản, thiếu động lực khi nghĩ đến việc phải đi làm trở lại. Hội chứng này khá phổ biến với người trẻ Việt những năm gần đây, trong đó có chị Huỳnh Huyền Trân, hay còn được học viên gọi bằng tên Vanilla.
Theo khảo sát của Jobs_that_makesense châu Á và Manpower, 89% nhân viên văn phòng không thấy hài lòng với công việc hiện tại. Khảo sát khác của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng cho thấy chỉ 56% sinh viên làm đúng ngành học, trong khi có đến 76% sau tốt nghiệp cảm thấy không phù hợp với ngành đã chọn.
"Mắc kẹt" trong sự ổn định
Lãng phí thời gian, công sức, chất xám là những hệ quả khi chọn sai ngành nghề. Tuy nhiên không ít trường hợp sai nghề chấp nhận thực tại, nhất là phụ nữ sau 30 tuổi.
Có nhiều lý do, rào cản khiến phụ nữ sau 30 ngại thay đổi, như: tuổi tác, thu nhập, không rõ bản thân giỏi gì, thích gì... Họ cố tiếp tục công việc dù không thấy hạnh phúc. Điều này khiến sức khỏe tinh thần đi xuống, thậm chí rơi vào căng thẳng kéo dài.
Huỳnh Huyền Trân cho biết chị từng thấy hoang mang, mất định hướng, không biết bản thân nên tiếp tục hay dừng công việc đang làm. Sau thời gian dài tìm hiểu, lắng nghe suy nghĩ của bản thân, chị mạnh dạn từ bỏ công việc ổn định ở tuổi 32 dù đang giữ vị trí quản lý marketing mảng tổ chức sự kiện của tập đoàn nước ngoài.
Huyền Trân từng rất được sếp tín nhiệm, tin tưởng giao những dự án lớn, đảm nhiệm vị trí trọng yếu trong công ty. Song sự nghiệp thăng tiến, thu nhập cao, cuộc sống ổn định không khiến chị thấy hạnh phúc, hài lòng.
Càng được sếp trọng dụng, chị càng bị áp lực đè nặng, cảm thấy không còn là chính mình, trở nên nóng tính, cáu gắt và thường xuyên mệt mỏi. Huyền Trân dần mất cảm giác kết nối với những người xung quanh, kể cả người thân và không tìm thấy ý nghĩa trong việc làm mỗi ngày. Chán nản với thực tại, chị quyết định thay đổi bản thân.
Nữ nhân viên văn phòng U40 dành gần một năm tìm hiểu lý do không vui khi đi làm. Chị quyết định nghỉ việc, cho bản thân thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn. Trân lên kế hoạch đi du lịch, thiền, ngắt kết nối mạng xã hội, đăng ký các khóa học ngắn hạn, làm các bài kiểm tra khám phá bản thân...
Cuối cùng, chị phát hiện bản thân kiệt sức sau thời gian dài cố thích nghi với công việc cũ, thứ vốn không phù hợp tính cách và sở thích cá nhân. Chị Trân là người xem trọng sức khỏe tinh thần, mong muốn phát triển bản thân qua những khóa học, hoạt động xã hội.
Những chuyến công tác liên tục cùng cường độ công việc cao khiến chị không còn không gian cho những điều mình thích. Sau khi nghiêm túc nhìn lại quãng thời gian trước đó, chị nhận ra công việc dù phù hợp năng lực, tài chính ổn nhưng lại không đúng với giá trị sống.
"Việc bỏ lơ cảm xúc khiến tâm lý tôi nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến khủng hoảng hiện sinh (existential crisis)", Huyền Trân cho biết.
Tập "hiểu mình, đúng việc"
Từ người chọn sai nghề vì chưa đủ hiểu bản thân, sau khi cải thiện sức khỏe tinh thần, Huỳnh Huyền Trân chuyển sang lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Chị dành gần mười năm giúp học viên phát triển bản thân, hướng nghiệp, và ba năm rưỡi chuyên tâm nghiên cứu, học tập để trở thành nhà nhà huấn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ Coach). Trân còn được cấp chứng nhận quốc tế bởi Six Seconds - tổ chức nghiên cứu EQ 27 năm trên thế giới.
Huyền Trân cho biết chị đặc biệt đồng cảm với chị em phụ nữ U40. Với công việc hiện tại, chị kết nối nhiều hơn với những người có cùng sở thích, thỏa mãn đam mê giúp học viên chọn đúng nghề, làm đúng việc, tin tưởng bản thân và theo đuổi những mục tiêu họ muốn.
Chị Trân khẳng định sự nghiệp vô cùng quan trọng vì thời gian đi làm chiếm hơn nửa đời người. Chọn sai việc khiến bản thân khó phát huy tối đa năng lực, dễ cảm thấy chán chường chốn công sở. Thậm chí, khi mang lo lắng, căng thẳng về nhà, bạn có thể làm ảnh hưởng người thân, sức khỏe tinh thần suy giảm.
Theo chị Trân, nếu cảm thấy đi làm không vui, nên dành thời gian kiểm tra lại các lựa chọn. "Chỉ khi hiểu mình, bạn mới sắp xếp được cuộc sống, chọn công việc phù hợp tính cách, thế mạnh, từ đó cảm nhận niềm vui được là chính mình, làm việc mình yêu, chọn cuộc đời mình muốn", chị chia sẻ.
Huyền Trân cho biết chị mong có thể giúp mọi người, nhất là phụ nữ, nâng cao nhận thức bản thân để thay đổi sự nghiệp và cuộc sống. Đó cũng là lý do chị và các cộng sự hợp tác cùng Six Seconds,, đưa chương trình đào tạo có cấp chứng chỉ "Sức khỏe Tinh thần - Mental Wellbeing Trainer" về Việt Nam.
"Chúng tôi kỳ vọng phụ nữ Việt sớm biết đến chương trình, thấu hiểu cảm xúc, biết tận dụng EQ để đưa ra những quyết định đúng đắn và không còn hối tiếc khi chọn sai nghề vì hiểu sai mình", Trân nói thêm.