Trong bối cảnh chuyển đổi số ngành xây dựng và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ LiDAR (Light Detection and Ranging) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu không gian ba chiều với độ chính xác cao. LiDAR hiện được ứng dụng rộng rãi trong việc ghi nhận hiện trạng công trình, hỗ trợ công tác hoàn công và quan trắc kỹ thuật tại các kết cấu lớn, yêu cầu cao về an toàn vận hành.
Theo đó, LiDAR là công nghệ đo khoảng cách bằng tia laser phát ra từ thiết bị, phản xạ lại từ bề mặt vật thể và ghi nhận thời gian phản hồi. Dữ liệu thu được xử lý thành đám mây điểm (point cloud), tái hiện mô hình 3D chính xác của đối tượng khảo sát. LiDAR có thể tích hợp trên mặt đất, thiết bị đeo, xe di động hoặc máy bay không người lái (drone), cho phép khảo sát đa dạng địa hình và quy mô công trình.

Hình ảnh di sản tháp Sốp Lợt - Nghệ An được phục dựng từ LiDAR, quét Laser 3D bởi Pentax - Scanning System S-3180V. Ảnh: NEH
Với khả năng quét laser lên đến hàng triệu điểm mỗi giây, công nghệ LiDAR cho phép xây dựng mô hình 3D chi tiết phục vụ kiểm tra khối lượng, đo đạc kích thước, giám sát tiến độ và đánh giá sai lệch trong thi công. Đây là công cụ đắc lực trong việc lập hồ sơ hoàn công điện tử chính xác, giảm thiểu sai sót và đảm bảo minh bạch dữ liệu xây dựng.
LiDAR hỗ trợ số hóa hiện trạng các công trình với độ chính xác cao, giúp lưu trữ dữ liệu chi tiết phục vụ đa dạng mục đích của kiến trúc sư và kỹ sư. Các mô hình 3D từ dữ liệu LiDAR là cơ sở khoa học để phục dựng công trình hư hại, đảm bảo tính nguyên bản. Ngoài ra, các mô hình này còn có thể ứng dụng trong phát triển du lịch số như tham quan thực tế ảo (VR), giáo dục trực tuyến và trưng bày ảo.
Việc tích hợp LiDAR trong hệ thống quản lý thông tin công trình (BIM, GIS) cũng đang trở thành xu thế. Điều này cho phép đồng bộ dữ liệu thực địa với mô hình thiết kế, nâng cao hiệu quả vận hành và bảo trì công trình suốt vòng đời sử dụng.

Kỹ sư NEH thực hiện công tác quét Laser 3D tại công trình. Ảnh: NEH
NEH đã triển khai công nghệ LiDAR trong khảo sát, số hóa và bảo tồn công trình. Doanh nghiệp này chú trọng đầu tư vào con người và thiết bị, xây dựng năng lực kỹ thuật vững mạnh với thế mạnh cốt lõi là quét 3D và mobile mapping. Đại diện công ty cho biết, họ sở hữu hệ thống thiết bị LiDAR hiện đại từ Pentax - Scanning System S-3180V, Leica MS50, Z+F 5610C scanning system, drone Matrice 350RTK và L2 module, cùng thiết bị cầm tay Lightweight 3D Laser Scanner.
Dự kiến tới quý III, NEH sẽ ứng dụng Robot Scan 3D cùng hệ thống mobile mapping trên ôtô để đáp ứng toàn diện yêu cầu đa dạng của từng dự án.

Các bộ thiết bị quét Laser 3D. Ảnh: NEH
NEH Geospatial Engineering JSC (NEH) là đơn vị tiên phong trong ngành Geospatial tại Việt Nam. NEH hợp tác với nhiều doanh nghiệp như Nam Sông Tiền JSC, HDS JSC, Tường Anh JSC... tiến tới mục tiêu để đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có công nghệ Geospatial hàng đầu khu vực châu Á. NEH cũng là thành viên Việt Nam duy nhất trong Liên đoàn Trắc địa Quốc tế (Fédération Internationale des Géomètres), gia nhập từ năm 2014.
Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực đo đạc công trình và bản đồ, NEH xây dựng hệ sinh thái ngành Geospatial cùng hệ thống thiết bị công nghệ hàng đầu, là đối tác của các doanh nghiệp như: JGC, Chodai, Kisojiban từ Nhật Bản; SK E&C, Hyundai E&C từ Hàn Quốc cho các dự án phát triển hạ tầng, công nghiệp và năng lượng quốc tế.
Một số dự án tiêu biểu NEH tham gia gồm: lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện Duyên Hải 3, khu tổ hợp gang thép Fomusa, tuyến cáp treo Sun Group tại Việt Nam, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thủy điện Sơn La, bảo tồn di sản tháp Sốp Lợt - Nghệ An, Omirita Tam Hà Resort Đà Lạt, khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt... Với các dự án quốc tế, NEH tham gia tại nhiệt điện Matarbari Thermal Power Plant Construction Project (Bangladesh), cầu Bangabandhu Jamuna Bridge tại Bangladesh, Marsa Matroh Thermal Power Station tại Ai Cập, nhà máy VinFast tại Indonesia.