Lô hội thuộc loại cỏ thân thảo, có màu xanh lục và cao từ 40 – 80 cm. Lá cây mập mọng nước, phát triển từ dưới đất lên.
Cây này được nhiều gia đình trồng để chữa bệnh.
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh theo gợi ý lương y Minh Phúc.
Trị táo bón, tiểu bí
Lô hội thông tiện giào hoàn: lô hội 6g. Nghiền nát, phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần. Tác dụng: thanh nhiệt, thông lâm..
Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn
Lô hội tán: lô hội 30g, cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.
Trị cam nhiệt, giun đũa
Lô hội 15g. Tán bột, mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước ấm.
Mụn nhọt
Dùng lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
Trị mụn trứng cá
Dùng lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Đái tháo đường
Dùng lá lô hội 20g. Sắc uống ngày 1 thang (có thể uống sống).
Nước tiểu đục
Dùng lô hội tươi 20g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
Tiêu hóa kém
Tiêu hóa kém
Dùng lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Viêm loét tá tràng
Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là 1 liệu trình.
Chuyên gia cũng lưu ý, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng quy định, tránh tình trạng lạm dụng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Nên lưu ý khi dùng cho người cao tuổi; Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.