Xã hội

Công chức được cử đi học phải đền bù 100% chi phí nếu bị kỷ luật buộc thôi việc

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Nghị định số 171/2025 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Công chức đi học phải đền bù 100 % chi phí nếu bị kỷ luật thôi việc - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VGP)

Chính phủ quy định công chức được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu không quá 45 tuổi tính từ thời điểm được cử đi thay vì 40 tuổi như trước đây.

Bên cạnh đó, công chức phải có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên; 2 năm liên tục tối thiểu có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ trước thời điểm được cử đi đào tạo; chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, công chức phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị đã cử đi, ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo thay vì gấp 2 lần như trước đây.

Công chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp: tự ý bỏ học, bỏ việc trong thời gian đào tạo; bị kỷ luật buộc thôi việc; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.

Nghị định nêu rõ, chi phí đền bù gồm học phí và các khoản chi khác cho khóa đào tạo, không tính lương và phụ cấp (nếu có).

Người tự ý bỏ học, bỏ việc trong thời gian đào tạo; bị kỷ luật buộc thôi việc; không được cấp bằng sẽ phải đền bù 100% chi phí.

Phí đền bù với công chức bị kỷ luật thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết được tính theo công thức: S = F/T1 x (T1 - T2)

Trong đó: S là chi phí đền bù; F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử công chức đi đào tạo chi trả theo thực tế cho 1 người tham gia khóa đào tạo; T1 là thời gian yêu cầu phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo (hoặc các khóa đào tạo) được tính bằng số tháng làm tròn; T2 là thời gian đã thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Chính phủ dẫn ví dụ: Công chức A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sĩ 2 năm (24 tháng), chi phí hết 60 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 72 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc.

Chi phí đào tạo mà anh A phải đền bù là: S = 60 triệu đồng/72 tháng x (72 tháng - 24 tháng) = 40 triệu đồng.

Những trường hợp được miễn, giảm chi phí đền bù

Chính phủ cũng quy định 2 trường hợp không phải đền bù chi phí đào tạo.

Một là công chức được cử đi đào tạo sau đại học nhưng không được cấp bằng do bị bệnh hiểm nghèo, bị rủi ro do thiên tai và dịch bệnh được cấp có thẩm quyền xác nhận.

Hai là được cử đi đào tạo sau đại học nhưng sau đó được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác sang cơ quan khác (nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã).

Trường hợp công chức là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1,5% chi phí đền bù. Trường hợp công chức không phải là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác của công chức (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù.

Theo quy định, chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, công chức phải có trách nhiệm nộp trả đầy đủ.

Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa đào tạo theo quy định.

Trường hợp công chức không thực hiện nghĩa vụ theo quy định hoặc cơ quan quản lý và công chức không thống nhất được việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Hội đồng xét đền bù sẽ đóng vai trò tư vấn, giúp người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý công chức, xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị mức chi phí.

Các tin khác

Hôm nay tuyên án 41 bị cáo vụ án Phúc Sơn

Theo kế hoạch, lúc 9h, HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn cùng loạt bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), Phú Thọ và sở, ngành.

K-Home Apartment gây ‘sốc’ với chính sách ưu đãi đặc biệt

Kim Oanh Land (thành viên Kim Oanh Group) vừa công bố chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho nhóm khách hàng các doanh nghiệp đăng ký sở hữu căn hộ xanh chuẩn Singapore K-Home Apartment. Đây là cơ hội hấp dẫn dành cho người lao động dù có tích lũy khiêm tốn chỉ từ 50-70 triệu đồng vẫn có thể tự tin sở hữu được một tổ ấm lý tưởng ngay lõi trung tâm thành phố mới Bình Dương.

Hàng triệu người dân tại tỉnh Hưng Yên mới sẽ vui mừng khi biết thông tin này

Sau khi tỉnh Hưng Yên và Thái Bình được sáp nhập - trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới sẽ có hàng loạt dự án trọng điểm về giao thông và công nghiệp đang được triển khai. Bên cạnh đó là nhiều công trình quy mô lớn khác cũng đã bước vào giai đoạn hoàn tất thủ tục, chuẩn bị khởi công. Những dự án này, khi hoàn thành, được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong tương lai.

Giá vàng tăng, USD lên kịch trần

Sáng nay (4/7), giá vàng miếng SJC tăng lên mức 121,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cao nhất 118 triệu đồng/lượng. Giá USD ngân hàng lên mức kịch trần 26.345 đồng/USD.

iPhone ‘hồi sinh’ tại Trung Quốc

Doanh số iPhone tại Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại trong quý 2 năm nay, lần đầu tiên sau hai năm, theo báo cáo từ Counterpoint Research.

Sản xuất châu Á lao đao vì rủi ro thuế quan từ Mỹ: Việt Nam ra sao?

Hoạt động sản xuất ở nhiều nền kinh tế châu Á tiếp tục thu hẹp trong tháng 6, khi sự bất ổn về thuế quan từ Mỹ khiến nhu cầu suy yếu. Dù một số tín hiệu tích cực xuất hiện, tình hình chung vẫn khiến các nhà hoạch định chính sách khu vực lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu còn mờ mịt.

Vải thiều đại hạ giá tại TPHCM

Vải thiều tươi đang đổ về TPHCM rất nhiều, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, vỉa hè… với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg; thậm chí có nơi chỉ rao với giá 15.000 đồng mỗi ký vải thiều đưa từ miền Bắc vào.