Công nghệ

Điều Steve Jobs luôn ám ảnh về iPhone

Kể từ khi iPhone ra đời, mối liên hệ của Apple và nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC đã trở nên khăng khít. Khi chip xử lý trên iPhone ngày một tiên tiến, TSMC cũng chứng minh thế độc quyền của mình trong việc đúc những chi tiết tinh vi, phức tạp. Hành trình iPhone của Apple dường như gắn chặt với TSMC.

Trong cuốn sách Cuộc chiến chip: Cuộc chiến cho công nghệ quan trọng nhất thế giới, nhà sử học kinh tế Chris Miller đã chỉ ra chính Apple được hưởng lợi nhất từ cuộc chiến này. Theo Miller, ngay từ khi xây dựng Apple, Steve Jobs luôn muốn kiểm soát phần cứng, bởi ômg luôn mang trong mình nỗi ám ảnh về mối tương quan sâu sắc giữa phần cứng và phần mềm.

Steve Jobs trên tay con chip mới được Intel thiết kế cho bộ vi xử lý của MacBook Air trong sự kiện Macworld diễn ra ở San Francisco (Mỹ) vào ngày 15/1/2008. Ảnh: Reuters

Steve Jobs trên tay chip mới được Intel thiết kế cho MacBook Air trong sự kiện Macworld ngày 15/1/2008. Ảnh: Reuters

Năm 1980, khi tóc dài gần tới vai và bộ ria mép che mất môi trên, Jobs từng bắt đầu một bài giảng với câu hỏi: Phần mềm là gì? "Điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến là phần mềm luôn thay đổi quá nhanh hoặc bạn chưa biết chính xác mình muốn gì, hoặc bạn không có thời gian để đưa nó vào phần cứng", ông nói.

Jobs cũng không có thời gian đưa tất cả ý tưởng của mình vào phần cứng iPhone thế hệ đầu. Đây là những chiếc smartphone dùng hệ điều hành iOS nhưng chip lại được thiết kế và sản xuất bởi Samsung. Chiếc điện thoại mới mang tính cách mạng này cũng có nhiều chip khác như: chip nhớ Intel, bộ xử lý âm thanh do Wolfson thiết kế, modem kết nối mạng di động do Infineon của Đức sản xuất, chip Bluetooth của CSR và bộ khuếch đại tín hiệu của Skyworks... Tất cả được thiết kế bởi các công ty khác.

Khi Jobs giới thiệu các phiên bản mới của iPhone, ông bắt đầu khắc sâu tầm nhìn về những chiếc smartphone dùng chip Apple. Một năm sau khi iPhone đầu tiên trình làng, Apple đã mua công ty thiết kế chip nhỏ ở Thung lũng Silicon có tên PA Semi. Không lâu sau, hãng bắt đầu mời một số nhà thiết kế chip giỏi nhất trong ngành về làm việc. Hai năm sau, công ty tuyên bố đã thiết kế bộ xử lý của riêng mình - A4, được dùng cho iPad mới và iPhone 4.

Thiết kế chip cho điện thoại là quá trình phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Đó là lý do vì sao các hãng thiết bị điện tử thường mua chip được sản xuất sẵn bởi những công ty như Qualcomm, Intel. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Apple đã đầu tư rất nhiều vào R&D và các cơ sở thiết kế chip ở Bavaria, Israel cũng như Thung lũng Silicon để hoàn thành tham vọng của Jobs.

Giờ đây, Apple không chỉ thiết kế bộ vi xử lý cho hầu hết thiết bị của mình mà còn cả làm cả chip cho các phụ kiện như AirPods. Khoản đầu tư vào bán dẫn đã lý giải tại sao các sản phẩm Apple lại hoạt động trơn tru như vậy. Trong vòng bốn năm kể từ khi iPhone ra mắt, Apple kiếm được hơn 60% tổng lợi nhuận từ việc bán điện thoại thông minh, đè bẹp các đối thủ cạnh tranh.

Khi các bóng bán dẫn được thu nhỏ, chúng trở nên khó chế tạo hơn. Số lượng các công ty có thể chế tạo chip tiên tiến giảm dần. Đến năm 2010, khi Apple tung ra mẫu chip đầu tiên, chỉ có một số xưởng đúc tiên tiến như TSMC, Samsung có thể đáp ứng được yêu cầu của hãng. Intel vẫn là công ty hàng đầu thế giới trong công nghệ bán dẫn, nhưng họ bận tập trung vào việc làm chip cho PC và bộ xử lý cho điện thoại của các công ty khác. Các xưởng đúc của Trung Quốc như SMIC đã cố gắng bắt kịp nhưng vẫn bị tụt lại nhiều năm.

Chuỗi cung ứng smartphone càng khác PC. Bên trong mỗi iPhone chứa đầy chip, không chỉ bộ xử lý chính do Apple thiết kế, mà còn cả modem, chip tần số vô tuyến để kết nối với mạng di động, chip cho kết nối WiFi và Bluetooth, cảm biến ảnh, ít nhất hai chip nhớ, chip cảm nhận chuyển động, chip quản lý pin, âm thanh và sạc không dây.

Hầu hết các bộ vi xử lý quan trọng trên iPhone được sản xuất ở Đài Loan, Hàn Quốc trước khi được gửi đến Trung Quốc đại lục để lắp ráp. Ngày nay, các bộ vi xử lý iPhone được sản xuất độc quyền tại Đài Loan. Gần như không có công ty nào ngoài TSMC có đủ kỹ năng hoặc năng lực sản xuất để tạo ra những chip mà Apple cần. Người dùng đã quen với dòng chữ khắc lên mặt sau của iPhone: "Được thiết kế bởi Apple ở California. Được lắp ráp tại Trung Quốc". Tuy nhiên, phía sau đó còn là các thành phần không thể thay thế của iPhone chỉ có thể được sản xuất tại Đài Loan.

(theo Engadget)

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Vững bước tiên phong trên hành trình chuyển đổi số

Cùng với những bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số của đất nước cũng như lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã tạo được những dấu ấn nổi bật, khẳng định vị thế tiên phong trong hành trình chuyển đổi số.

Đường trắng đường nâu, bên đâu mới tốt?

Do rất khó để cắt hẳn lượng đường trong chế độ ăn, nhiều người chuyển sang dùng đường nâu. Tuy nhiên, liệu đường nâu có thực sự tốt hơn đường trắng?

Trung Quốc nới cửa cho vốn nước ngoài

Các ngành dịch vụ, bao gồm du lịch và dưỡng lão, ở một số thành phố lớn nhất Trung Quốc sẽ được tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài