Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 9/5: FTS, CTD, BIC

FTS - Tiếp tục quan sát

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) 

Điểm nhấn kỹ thuật:

Stock Rating của MBS ở mức 94 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Kết thúc quý I/2022, FTS duy trì tăng trưởng 54% doanh thu và 46% lợi nhuận sau thuế. Đồng thời, ROE TTM của FTS đạt mức 32% cũng vẫn cao hơn so với mức trung bình ngành. P/E TTM của FTS ở mức 7.4x, thấp hơn mức trung bình ngành là 9.8x.

Đồ thị giá của FTS đóng cửa tăng 3% với khối lượng giao dịch vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên và đồ thị giá giao dịch gần vùng hỗ trợ 45. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và nếu đồ thị giá tiếp tục hồi phục thì rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm.

Điểm tiêu cực là dòng tiền vẫn suy yếu và xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức giảm. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục quan sát cổ phiếu FTS.

 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu FTS. (Nguồn: VNDirect).

CTD - Triển vọng nhờ giá trị hợp đồng ký mới tăng trưởng

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Phân tích:

Chứng khoán FPT vừa có báo cáo cập nhật tin tức về Coteccons với các luận điểm chính như sau:

(1) Backlog chuyển sang 2022 đạt 27,7 nghìn tỷ và 10 nghìn tỷ hợp đồng ký mới trong quý I/2022 là tín hiệu tích cực CTD đang dần trở lại quy mô vận hành trước tái cấu trúc và dịch COVID-19, đảm bảo nguồn công việc trong 2022.

(2) Tình hình tài chính an toàn nhờ gần 3.300 tỷ tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tại cuối 2021, tương đương khoảng 26% tổng tài sản.

(3) Giá cổ phiếu rất thấp so với giá trị sổ sách: Giá trị vốn hóa của CTD tại ngày 5/5/2022 ở mức 4.197 tỷ, tương ứng với chỉ số P/B ở ~0,5x và chỉ nhỉnh hơn giá trị tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ở gần 3.300 tỷ tại cuối 2021.

BIC - Động lực tăng trưởng từ kênh bancassurance

 

 Một chi nhánh của BIC tại Hải Phòng. (Ảnh: Thu Thảo).

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Phân tích:

Chứng khoán FPT vừa có báo cáo cập nhật tin tức về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với các luận điểm chính như sau:

(1) BIC tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng mảng bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cá nhân (sản phẩm bảo hiểm người vay vốn) thông qua kênh bancassurance, dự kiến tăng tỷ trọng từ 27% lên 30% tổng doanh thu trong năm 2022, tương đương mức tăng trưởng khoảng 27% so với năm trước

Bên cạnh hệ thống ngân hàng mẹ BIDV, BIC tiếp tục khai thác các tổ chức tín dụng khác như LienVietPostBank, Việt Á, Đông Á, Seabank, OCB, Co-opBank,...

(2) Doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự hồi phục của nền kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm bán buôn như bảo hiểm tài sản, cháy nổ, hàng hóa, thân tàu,... kỳ vọng hồi phục nhanh. Trong 2 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn ngành đạt 11.248 tỷ đồng, tăng 15,3%, nhóm bảo hiểm bán buôn hồi phục tốc độ tăng trưởng cao từ 10 – 28% so với cùng kỳ 2021.

(3) Năm 2022, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nhiều khả năng không còn được hưởng lợi từ ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm có thể tăng trở lại sau dịch.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm