Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 31/10: CTG, MBB, CSV

 (Ảnh: Thu Thảo).

CTG - Bước vào chu kỳ sóng tăng 3

 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật: 

Kháng cự ngắn hạn: 27,6

Hỗ trợ ngắn hạn: 20,95

Xu hướng ngắn hạn: Tăng

Kháng cự trung hạn: 28,9

Hỗ trợ trung hạn: 19,7

Xu hướng trung hạn: Giảm

Phân tích:

Stock Rating của CTG ở mức 70 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là trung tính. Đồ thị giá của CTG đóng cửa phiên 27/10 tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.

Đồng thời, đồ thị giá cũng vượt mức đỉnh ngắn hạn 23,7 và có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, theo mô hình sóng, đồ thị giá của CTG bước vào chu kỳ tăng của sóng 3 và xác nhận mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Crab.

Xu hướng ngắn hạn của CTG cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét muaở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu CTG. (Nguồn: TradingView).

 

CSV - Tín hiệu mua 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa phiên 27/10 tăng 4% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá xuất hiện mô hình nến Bullish Engulfing cho thấy đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục trong phiên kế tiếp.

Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm dần, nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức giảm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp với các cổ phiếu xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi xuất hiện tín hiệu mua cổ phiếu CSV cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu này với tỷ trọng thấp dưới 5%. 

MBB - Tăng trưởng của tín dụng và giảm dự phòng tiếp tục là động lực cho KQKD quý IV

(Ảnh: Thu Thảo). 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng sự tăng trưởng của tín dụng và việc giảm dự phòng sẽ tiếp tục là động lực làm tăng lợi nhuận của MBB trong quý IV/2022.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán cho rằng chất lượng tài sản của MBB vẫn duy trì vững chắc với tỷ lệ NPL tương đối thấp. Theo quan điểm của nhóm phân tích, tỷ lệ LLR của ngân hàng giảm nhưng vẫn thuộc nhóm cao nhất ngành, giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng, hay thậm chí hoàn nhập dự phòng trong tương lai, từ đó thúc đẩy tăng lợi nhuận.

Mặt khác, chi phí vốn rẻ sẽ là lợi thế lớn trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ.

MBB có kết quả kinh doanh vượt trội nhưng chỉ giao dịch tương ứng với P/B 2022E ở mức 1,0x, tương ứng với trung vị ngành. Vì thế, Chứng khoán Yuanta Việt Nam vẫn duy trì khuyến nghị mua đối với MBB.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm