DPM - Hình thành mô hình đảo chiều tăng giá
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 60,3
- Hỗ trợ ngắn hạn: 45,56
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 67,51
- Hỗ trợ trung hạn: 43,96
- Xu hướng trung hạn: Trung tính
Phân tích:
Stock Rating của DPM ở mức 97 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của DPM đóng cửa tăng 3,7% với khối lượng giao dịch tăng dần. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Bat cho thấy rủi ro ngắn hạn đã có dấu hiệu giảm dần.
Xu hướng ngắn hạn của DPM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 11,28% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường được chúng tôi đánh giá triển vọng tích cực hơn.
HUT - Hình thành mô hình đảo chiều tăng giá
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 34
- Hỗ trợ ngắn hạn: 25,2
- Kháng cự trung hạn: 37,7
- Hỗ trợ trung hạn: 22,2
Phân tích:
HUT duy trì trên đường MA (20) với thanh khoản cải thiện cho thấy dòng tiền đang tham gia vào cổ phiếu trong 2 phiên gần đây. Đồng thời, MACD cắt lên đường tín hiệu xác nhận tăng ngắn hạn. Như vậy, HUT kỳ vọng đang trong xu hướng tăng ngắn hạn với kháng cự quanh vùng giá 34.
GVR - Khoản thu từ bồi thường giúp lãi ròng quý I tăng mạnh
CTCP Chứng khoán MB (MBS)
Phân tích:
Khoản thu từ bồi thường giúp lãi ròng quý I/2022 tăng mạnh 29% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong kỳ GVR ghi nhận 293 tỷ đồng tiền bồi thường từ KCN VSIP III cho việc chuyển đổi đất giúp lãi ròng đạt 1.055 tỷ đồng.
Phần thu nhập từ các hoạt động khác giúp doanh nghiệp bù đắp phần chi phí tài chính tăng lên trong kỳ do không ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư & chứng khoán kinh doanh như quý I/2021. Doanh thu trong kỳ gần như không thay đổi trong khi biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 30% nhờ giá cao su vẫn đang ở mức cao.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng nhờ nới lỏng hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung cao su giảm và giá dầu thô tăng cao. Xuất khẩu cao su của Việt Nam nhờ đó sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, MBS cũng lưu ý rủi ro đối với thị trường cao su, gồm thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô, gián đoạn chuỗi cung ứng & khủng hoảng địa chính trị.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.