FPT - Đồ thị giá đã thoát khỏi mô hình tam giác
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 93,5
- Hỗ trợ ngắn hạn: 84,65
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 97,07
- Hỗ trợ trung hạn: 80
- Xu hướng trung hạn: Trung tính
Phân tích:
Stock Rating của FPT ở mức 88 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của FPT đóng cửa phiên 15/8 tăng 2,8% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá đã thoát khỏi mô hình tam giác và tiếp tục xu hướng tăng trung hạn. Xu hướng ngắn hạn của FPT cũng được nâng lên mức tăng.
Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu nếu sức mạnh giá trên 80 điểm.
VHC - Bước vào giai đoạn sóng tăng 3
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 88,2
- Hỗ trợ ngắn hạn: 81,47
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 103,63
- Hỗ trợ trung hạn: 74,5
- Xu hướng trung hạn: Trung tính
Phân tích:
Stock Rating của VHC ở mức 95 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của VHC đóng cửa phiên 15/8 tăng 0,9% với khối lượng giao dịch vẫn dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh khi tiến về gần đường trung bình 50 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá của VHC có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt được đường trung bình 50 phiên. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VHC cũng được nâng lên mức tăng.
Theo mô hình giá, đồ thị giá của VHC bước vào giai đoạn sóng tăng 3 với hai mục tiêu lần lượt là 91,05 và 100. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp và tăng tỷ trọng khi VN-Index vượt được vùng kháng cự 1.260 – 1.285 điểm trong những phiên giao dịch tới.
DHC - KQKD tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (PATMI) giảm 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 113,6 tỷ đồng trong quý II/2022, chủ yếu do chi phi tài chính tăng với mức lỗ chênh lệch tỷ giá lên đến 6,3 tỷ đồng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 118,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 17,4 tỷ đồng. Theo giải trình của DHC, thuế tăng mạnh là do nhà máy giấy Giao Long 2 đã hết thời hạn được miễn thuế, nhưng nhà máy này vẫn tiếp tục được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm tới.
Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam, DHC có thể sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm nhờ vào mức nền thấp của quý III/2021 – khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp gia tăng là do công ty thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID; và giá bán bình quân thường gia tăng vào tháng 8, điều này sẽ giúp thúc đẩy biên lợi nhuận của công ty, theo chia sẻ của ban lãnh đạo.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.