Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng nào được khối ngoại gom mạnh nhất từ đầu tháng 12 tới nay?

Trong tuần giao dịch vừa qua (19-23/12/2022), sắc đỏ chiếm chủ đạo ở nhóm ngân hàng khi ghi nhận 20/27 mã giảm giá, chỉ một mã không thay đổi và còn lại 6 mã tăng giá.

Cổ phiếu “bốc hơi” mạnh nhất là KLB của Kienlongbank, giảm tới 17,8% xuống còn 12.500 đồng/cp. Thanh khoản KLB tăng đột biến, với hơn 1,7 triệu cp được giao dịch, giá trị 20 tỷ đồng, gấp 53 lần thanh khoản của tuần trước.

Nhiều mã ngân hàng mất trên 5% trong tuần qua như ABB (-5,9%), MBB (-5,6%), VIB (-5,5%), VAB (-5,4%), TCB (-5,3%).

Ở chiều ngược lại, một số mã diễn biến tích cực như STB tăng 3,1%, OCB tăng 2,9%, SSB tăng 1,8%, EIB tăng 1,6%.

Tuần trước (12-16/12), EIB là cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành, tăng tới 22,9%, trong đó có nhiều phiên tăng trần hoặc gần tăng trần.

Thanh khoản khớp lệnh toàn ngành tuần qua đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương 2.600 tỷ đồng/phiên, giảm so với mức 2.900 tỷ đồng/phiên của tuần trước. STB vẫn là cổ phiếu dẫn đầu với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tiếp đến là VPB (2.600 tỷ đồng), SHB (1.100 tỷ đồng),…

Ngoài ra, EIB gây chú ý với giao dịch “khủng” ở phương thức thỏa thuận. Hơn 217 triệu cp EIB đã được nhà đầu tư trao tay theo phương thức này trong tuần qua, giá trị tới hơn 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại có giao dịch đột biến, mua ròng tới hơn 43 triệu cp này phiên 21/12 (giá trị hơn 1.200 tỷ đồng) rồi quay đầu bán ròng tới hơn 101,6 triệu cp (giá trị hơn 2.800 tỷ) trong phiên kế tiếp (22/12). Đây đều là mức bán ròng và mua ròng kỷ lục của khối ngoại tại cổ phiếu EIB trong nhiều năm qua.

Liên quan đến cổ phiếu này, Eximbank dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 16/1/2023 tại TP.Hồ Chí Minh. Cuộc họp được tổ chức để bầu bổ sung thành viên HĐQT và một số nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài EIB có giao dịch đột biến, khối ngoại cũng giao dịch sôi động ở một số mã ngân hàng như SHB, STB, CTG. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 15 triệu cp SHB, 6,4 triệu cp STB, 4,1 triệu cp CTG trong tuần qua. Đây cũng là 3 mã ngân hàng được khối ngoại gom mạnh trong những tuần gần đây.

Từ đầu tháng 12 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 49 triệu cp STB, giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Đối với SHB, khối lượng mua ròng là hơn 27 triệu cp, giá trị gần 300 tỷ. Tương tự, CTG ghi nhận lượng mua ròng hơn 18,5 triệu cp, giá trị hơn 500 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng nào được khối ngoại gom mạnh nhất từ đầu tháng 12 tới nay? - Ảnh 1.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bất động sản chưa hết lao đao

Dòng tiền đầu tư bị thắt chặt kéo theo thực trạng thanh khoản bị sụt giảm. Thực tế này khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, tinh giản tối đa bộ máy… Hàng nghìn môi giới trong lĩnh vực địa ốc mất việc làm.

Nhà ở xã hội: mơ ước năm mới

TP.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 1 triệu căn nhà giá rẻ nhằm góp phần an cư cho người lao động, và trước mắt từ nay cho đến năm 2025 sẽ xây dựng được hơn 35.000 căn nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra 6 điểm nghẽn thị trường, khi 70% doanh nghiệp vướng vấn đề pháp lý

“Mặc dù thị trường bất động sản nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng vẫn mạnh, nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu vẫn rất mạnh. Đó là một nghịch lý cần phải được xem xét”, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – bày tỏ.