Bất động sản

Nhà ở xã hội: mơ ước năm mới

Được biết, từ 2015 - 2020, TP.HCM thực hiện được 15.000 căn hộ nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của công nhân lao động và người nhập cư.

Đến nay, thủ tục pháp lý cho nhà ở xã hội khá chậm. Vì nhiều lý do, thời gian thực hiện dự án kéo dài đã gây khó khăn cho nhà đầu tư và người cần mua nhà.

Quy định bố trí 20% quỹ đất trong các dự án khu đô thị để phát triển nhà ở xã hội chưa thể thực hiện nghiêm dẫn đến tình trạng thiếu hụt quỹ đất và khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội.

Đó còn là thực trạng không ít người thuộc diện đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nhưng lại không đủ thu nhập để trả lãi ngân hàng. Để rồi khi phát triển nhà xong thì nguồn khách hàng lại không có, đó là cái khó khăn với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Đến nay, tín hiệu các dự án có thể hoàn thành kịp để bán và cho thuê trong năm 2022 và 2023.

Nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho rằng rất khó để tiếp cận với nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất 4,8%, trong khi vật liệu xây dựng đang tăng giá. Quỹ đất dành nhà ở xã hội nhiều khi ở vào các vị trí không thuận lợi, khó giải phóng mặt bằng.

Để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, trước hết cần có sự thống nhất quy định trong các văn bản pháp luật về loại đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Chế độ ưu đãi dành cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội cần được cải thiện bằng các công cụ như vốn vay, giảm bớt thủ tục hành chính.

Với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm nhà ở xã hội để thêm doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Ngoài việc tăng nguồn cung để ổn định giá bán nhà ở xã hội, Nhà nước cũng cần phải mạnh tay ngăn chặn nạn đầu cơ. Đồng thời, tăng số lượng căn hộ diện tích nhỏ (25 - 45m2), phù hợp với hộ gia đình nhỏ 1-2 người.

So với các khu nhà trọ, về cơ bản, căn hộ 25m2 vẫn lớn hơn và đáp ứng được điều kiện sống tốt hơn cho người dân.

Mong sớm thấy hướng mở phấn khởi hơn về nhà ở xã hội.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra 6 điểm nghẽn thị trường, khi 70% doanh nghiệp vướng vấn đề pháp lý

“Mặc dù thị trường bất động sản nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng vẫn mạnh, nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu vẫn rất mạnh. Đó là một nghịch lý cần phải được xem xét”, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – bày tỏ.

Thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc trong năm 2023?

Năm 2022 sắp kết thúc cũng là thời điểm mà nhiều nhà đầu tư quan tâm: Liệu có nên tiếp tục tham gia thị trường chứng khoán nữa hay không? Thị trường sẽ tiếp tục có những đợt sóng thần dữ dội như giai đoạn tháng 10-11/2022 hay sẽ có sự khởi sắc? Những yếu tố nào tác động tới thị trường trong năm 2023?...