Ngay trước khi đại dịch xảy ra, Jen Glantz lần đầu biết đến thị trường chứng khoán. Người bạn thân nhất đã giới thiệu cô ấy đến với bộ môn đầu tư này. Với những lợi nhuận đáng kể trên thị trường này trong những năm trước đó, nó khá hấp dẫn với Jen. Cô nghĩ rằng mình có thể kiếm được kha khá, vì nó luôn tăng trưởng theo thời gian.
Trong 2 năm qua, dù với mức lợi nhuận khác nhau, song hầu hết các cổ phiếu cô nàng đầu tư đều đã tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên do thị trường đầu năm 2022 biến động khá mạnh, một số cổ phiếu cô đang nắm giữ đã bị ảnh hưởng và giảm đáng kể. Đó là khi Jen nhận được những lời khuyên rằng nên bán cổ phiếu đang nắm giữ càng sớm càng tốt vì thị trường đang đi xuống .
Ảnh minh hoạ
Có rất nhiều người nói về điều này, đặc biệt là một người bạn thân của cô nàng. Không phải là một chuyên gia tài chính, chỉ là 1 người làm kinh doanh đam mê "chơi chứng" được vài năm, liên tục đưa ra những lời khuyên như vậy khiến cô nàng khá hoang mang. Song, dù chỉ là một nhà đầu tư mới, Jen Glantz cảm thấy rằng những lời tư vấn đó không phù hợp với chiến lược của mình với 4 lý do sau đây:
1. Luôn luôn có sự phục hồi
Mặc dù rất khó để dự đoán khi nào thị trường sẽ sụp đổ hay phục hồi trở lại, nhưng có thể chắc rằng đây là 2 yếu tố sẽ xảy ra lần lượt theo thời gian. Nghĩa là khi nhìn vào tất cả các cuộc suy thoái lớn của Mỹ, thị trường chứng khoán đến cuối cùng luôn phục hồi. Và Jen Glantz tin rằng trong dài hạn, cổ phiếu luôn trên đà tăng trưởng.
Nếu bán cổ phiếu của mình ở mức thấp, bạn sẽ luôn bị thua lỗ. Cắt lỗ không hề sai, tuy nhiên nếu không có chiến lược làm gì với tiền của mình ngay sau đó, bạn sẽ mất đi một khoản tiền không đáng, đặc biệt bạn có thể cắt lỗ ngay đáy của thị trường. Mặt khác, nếu nắm giữ nó trong vòng khoảng 5 năm, Jen tin rằng cổ phiếu tốt sẽ luôn sinh lời.
Ảnh minh hoạ
2. Tin vào việc "mua thấp, bán cao"
Suy nghĩ đầu tiên của Jen, sau khi nhận được lời khuyên từ bạn của mình là nên mua thêm cổ phiếu của những công ty tốt đang có chiết khấu cao. Vì vậy, đó chính xác là những gì cô nàng đã làm. Jen Glantz đã đầu tư thêm tiền vào 3 công ty mà vốn cô nàng đã sở hữu cổ phiếu.
Chiến lược đầu tư "mua thấp, bán cao" là điều cô bạn tin tưởng. Mặc dù rất khó để biết khi nào thị trường ở mức cao nhất hay thấp nhất, Jen không tin vào việc bán bớt một cổ phiếu đang ở mức thấp với những công ty vẫn đang có hoạt động tốt và cổ phiếu có khả năng sẽ tăng trở lại.
3. Không đưa ra quyết định dựa trên nỗi sợ hãi
Khi nói đến tài chính, thường có rất nhiều cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cách quản lý tiền và những quyết định cuối cùng chúng ta đưa ra.
Cô nàng tự nhận rằng trước đây bản thân đã tiếp cận tài chính với thái độ dựa trên nỗi sợ hãi với một tư duy quá thông thường. Jen Glantz đã mất nhiều năm để cân bằng lại tư duy của mình đối với tiền bạc. Giờ đây, cô bạn hoàn toàn tập trung vào việc thực tế và chiến lược.
Việc thôi thúc bán ra một cách hoảng loạn sẽ trở thành một suy nghĩ sợ hãi cô nàng cố gắng tránh. Đó là lý do tại sao, bất cứ khi nào đưa ra các quyết định tài chính, cô luôn đảm bảo bản thân đã dành đủ thời gian nghiên cứu và hiểu bản chất của vấn đề.
Bán cổ phiếu ngay bây giờ vì tôi sợ rằng chúng sẽ không phục hồi dường như không có ý nghĩa gì đối với mục đích dài hạn.
Ảnh minh hoạ
4. Luôn nhớ tầm nhìn dài hạn của bản thân
Chiếm hơn 50% tổng số cổ phiếu đã mua, cô bạn có kế hoạch nắm giữ trong hơn 10 năm tới vì tin tưởng vào tiềm năng phát triển và thị phần của công ty. Mặc dù hiện tại giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu có thể giảm, nhưng điều quan trọng đối với Jen là phải nhớ lý do tại sao bản thân mua một số cổ phiếu này.
Thêm vào đó, với tầm nhìn dài hạn, theo Goldman Sachs, lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán trong 10 năm là 9,2%. Do đó, không có lý do gì để bán một số cổ phiếu này ngay bây giờ.