Kỹ năng sống

Có 3 loại giấc ngủ là "sát thủ không dao": Cứ ngủ như thế chẳng trách nội tạng ngày một yếu, không thức khuya vẫn tổn thọ

Ngủ là nhu cầu sinh lý mà ai cũng phải có. Giấc ngủ có thể thúc đẩy sự phát triển của con người. Thế nên, nếu không có giấc ngủ ngon, thì năng lượng dự trữ của cơ thể, khả năng bảo vệ chức năng não, khả năng miễn dịch của cơ thể đều sẽ bị tổn hại.

Nhắc đến các bệnh lý về giấc ngủ, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến chứng mất ngủ. Mất ngủ kéo dài quả thực rất có hại cho cơ thể, nhưng ngoài chứng mất ngủ thì còn rất nhiều điều về giấc ngủ mà chúng ta cần lưu ý.

“Người ngủ ba kiểu, thọ mỏng hơn giấy”, quả thật có 3 loại giấc ngủ nguy hiểm không kém gì mất ngủ và thức khuya. Nếu duy trì 3 loại giấc ngủ dưới đây, cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, lờ đờ hơn mỗi khi thức dậy, nghiêm trọng hơn là khiến tuổi thọ bị giảm sút.

    1. Ngủ khi tức giận - Hại gan

Ngủ với tâm trạng xấu tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Tình trạng này rất hay xảy ra với các bạn nữ, các bạn cần hết sức cảnh giác.

Tức giận vốn có hại cho sức khỏe, các bệnh thường gặp như u vú, các bệnh về tuyến giáp trạng…. đều liên quan đến tâm trạng xấu, nên câu nói “Tức giận hại thân” quả không sai.

Trung y cho rằng nóng giận quá độ sẽ dẫn đến khí huyết bị rối loạn và ngưng trệ, dẫn đến mất cân bằng khí huyết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có 3 loại giấc ngủ là sát thủ không dao: Cứ ngủ như thế chẳng trách nội tạng ngày một yếu, không thức khuya vẫn tổn thọ - Ảnh 1.

Ngủ trong tâm trạng tức giận sẽ làm tổn thương gan, tăng huyết áp.

Ngoài ra, trong y học cổ truyền Trung Quốc còn viết “Tức giận sẽ làm tổn thương gan”. Vì khi tâm trạng nóng giận sẽ làm khiến huyết áp tăng lên, đồng thời làm tổn thương chức năng gan và chức năng tiêu hóa.

Vì vậy, chúng ta nên giải tỏa cảm xúc tiêu cực trước khi đi ngủ, tốt nhất nên giữ tâm trạng bình tĩnh để đi vào giấc ngủ. Đối với bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim, ngủ trong tâm trạng ủ rũ sẽ tăng nguy cơ đột ngụy.

    2. Ngủ nướng - Làm rối loạn quy luật ngủ nghỉ

Ngủ nướng không phải giúp bạn được ngủ nhiều hơn sao? Thế tại sao lại không tốt cho sức khỏe?

Những người trẻ hiện đại thích thức đêm và ngủ đến trưa hôm sau, điều này tưởng chừng giúp cơ thể có thêm thời gian ngủ, nhưng thực chất lại làm gián đoạn nhịp ngủ.

Ngủ nướng sẽ khiến sinh hoạt thất thường, rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Thói quen ngủ thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến rối loạn bài tiết hormone, khiến người ngủ nướng dễ bị trầm cảm, đau đầu và các triệu chứng bệnh khác.

Có 3 loại giấc ngủ là sát thủ không dao: Cứ ngủ như thế chẳng trách nội tạng ngày một yếu, không thức khuya vẫn tổn thọ - Ảnh 2.

Ngủ nướng khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, rất có hại cho sức khỏe.

Ngủ đến trưa đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ bữa ăn sáng - bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi mật. Ngoài ra, nếu bạn bỏ qua một bữa ăn, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa ăn tiếp theo, điều này sẽ làm hỏng chức năng đường ruột và dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.

Theo y học Trung Quốc, nằm lâu và nằm nhiều sẽ làm tổn thương dương khí, trong khi buổi sáng là thời điểm tốt nhất để dương khí phát triển, nếu ngủ nướng trong khoảng thời gian này sẽ rất có hại cho sức khỏe.

Thế nên, ngay cả khi không thể sắp xếp được thời gian học tập và làm việc, tốt nhất bạn nên duy trì chế độ nghỉ ngơi đều đặn, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý theo thói quen sinh hoạt của bản thân.

    3. Ngủ ngay sau khi ăn - Tổn thương dạ dày

Sau khi ăn, một lượng máu lớn sẽ đổ về hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, lúc này máu lên não sẽ giảm, gây ra cảm giác buồn ngủ sau mỗi bữa ăn. Nhưng lúc này tuyệt đối không được ngủ, vì ngủ ngay sau bữa ăn rất dễ gây trào ngược dạ dày, bệnh viêm thực quản trào ngược.

Bên cạnh đó, việc đi ngủ ngay sau khi ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, về lâu dài dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày, thậm chí còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Có 3 loại giấc ngủ là sát thủ không dao: Cứ ngủ như thế chẳng trách nội tạng ngày một yếu, không thức khuya vẫn tổn thọ - Ảnh 3.

Ngủ ngay sau khi ăn ảnh hưởng rất xấu đến dạ dày, thậm chí gây ra ung thư dạ dày.

Nếu bạn thực sự buồn ngủ sau bữa ăn, tốt nhất nên đi ngủ vào nửa giờ sau đó. Trong 30 phút này, bạn có thể đứng dậy và đi bộ để giúp tiêu hóa thức ăn và giảm cơn buồn ngủ.

Giấc ngủ chất lượng - Tốt cho sức khỏe hơn

Nói chung, thời gian ngủ bình thường là khoảng 8 giờ một ngày, và người bệnh nên tăng thời gian ngủ một cách hợp lý.

Ngoài ra, nếu thực hiện được những điều sau đây, có thể giúp chúng ta có giấc ngủ chất lượng hơn!

1. Lên lịch làm việc và nghỉ ngơi. Dù là ngày đi làm hay ngày nghỉ, về cơ bản cũng nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ để đảm bảo đủ thời gian ngủ. Bạn có thể ngủ một giấc vào buổi trưa, nhưng không nên ngủ quá một giờ đồng hồ.

2. Trước khi đi ngủ 30 phút, hãy tắt điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác.

3. Đừng đi ngủ trừ khi bạn buồn ngủ. Nếu bạn đã lên giường 20 phút nhưng vẫn không thể chợp mắt, hãy đứng dậy và nghe nhạc, nhưng đừng nhìn vào điện thoại.

4. Nếu bạn khó ngủ, hãy tránh dùng caffeine vào buổi chiều hoặc buổi tối; không uống rượu hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Theo Toutiao

Có 3 loại giấc ngủ là sát thủ không dao: Cứ ngủ như thế chẳng trách nội tạng ngày một yếu, không thức khuya vẫn tổn thọ - Ảnh 4.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm