Tài chính

Chuyện trớ trêu: 1 Giám đốc của SVB từng là quản lý tài chính cho ngân hàng phá sản Lehman Brothers, bị phố Wall mỉa mai "đi đến đâu báo đến đó"

Tỷ lệ một giám đốc cấp cao của Silicon Valley Bank (SVB), ngân hàng vừa sụp đổ tại Mỹ từng làm việc cho một ngân hàng cũng từng sụp đổ năm 2008 là bao nhiêu phần trăm?

Chắc chắn con số này khá nhỏ, thế nhưng nó lại rơi đúng vào người ông Joseph Gentile, giám đốc hành chính của SVB và từng là giám đốc tài chính của Lehman Brothers - ngân hàng phá sản năm 2008 gây ra khủng hoảng toàn cầu.

Những lời đồn đoán về Gentile nhiều đến mức SVB Securities phải ra hẳn một thông cáo nói về tiểu sử làm việc của vị giám đốc này nhằm chấm dứt những tin đồn, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc rút tiền tháo chạy đầy hoảng loạn của nhà đầu tư trong tuần trước khiến SVB sụp đổ.

Theo đó, giám đốc Gentile từng làm lãnh đạo của ngân hàng đầu tư Leerink Partners trước khi bị bán cho SVBFG vào năm 2019. Trước đó ông đã có khoảng thời gian ngắn 6 tháng làm giám đốc tài chính mảng thu nhập cố định (FID) của Lehman Brothers, vị trí kém 2 bậc so với chức CFO của toàn tập đoàn.

Thời gian làm việc tại Lehman của Gentile chấm dứt vào tháng 1/2007, tức 18 tháng trước khi ngân hàng này sụp đổ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu.

 Chuyện trớ trêu: 1 Giám đốc của SVB từng là quản lý tài chính cho ngân hàng phá sản Lehman Brothers, bị phố Wall mỉa mai đi đến đâu báo đến đó - Ảnh 1.

Ông Joseph Gentile

Thông cáo của SVB Securities cho biết lịch sử làm việc 6 tháng tại Lehman Brothers của ông Gentile đã bị làm quá khi kết nối với cuộc sụp đổ của SVB, nơi vị giám đốc này không chịu trác nhiệm điều hành ngoài vai trò trong mảng hành chính.

SVB Securities là một công ty tách biệt hoàn toàn với ngân hàng SVB cũng như tập đoàn mẹ SVB Financial Group.

Quay trở lại câu chuyện, Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 tại Mỹ trước khi sụp đổ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới, có tổng tài sản lên tới 639 tỷ USD nhưng lại nợ đến 613 tỷ USD. Để so sánh, SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ với 209 tỷ USD tài sản tính đến tháng 12/2022, thế nhưng ngân hàng này lại âm 958 triệu USD tiền mặt trước khi sụp đổ.

Theo Shark Tank Kevin O’Leary, sự quản lý yếu kém của SVB là một trong những nguyên nhân dẫn đến sụp đổ: “Đây là một ví dụ điển hình cho sự quản lý yếu kém và lãnh đạo ngu dốt. Vụ việc này đã hoàn toàn đánh sụp SVB, điều mà đáng lẽ ra không nên diễn ra.”

Trước đó, tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết SVB đã hoạt động trong 8 tháng mà không hề có giám đốc quản trị rủi ro bởi ông Laura Izurieta đã từ chức vào tháng 4/2022. Mãi cho đến tháng 1/2023 thì SVB mới bổ nhiệm người mới là ông Kim Olson.

*Nguồn: WSJ, Fox

Cùng chuyên mục

Đọc thêm