Xã hội

Chuyên gia Trần Đình Thiên: Cần tính toán cách bơm vốn ra thị trường cho an toàn

Tại tọa đàm:"Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 8/10, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đã có những đánh giá về các giải pháp giải pháp thực hiện thời gian qua nhằm đảm bảo thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh.

Theo chuyên gia, 2, 3 năm sau dịch thường rất thiếu vốn, vì vậy phải thống nhất quan điểm ngay từ đầu để thấy được việc bơm vốn cho nền kinh tế là việc phải làm. Tuy nhiên cần lưu ý bơm bằng cách nào, bơm như thế nào để giữ được an toàn cho kinh tế; đồng thời đảm bảo được tăng trưởng kinh tế.

 Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công (trái) và chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Ông cho rằng cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam gồm thị trường tiền tệ; thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp). Sự nở rộ của thị trường trái phiếu, gọi là tăng trưởng nóng, nằm trong bối cảnh là nguồn vốn bơm ra cho nền kinh tế, đặc biệt là giải ngân đầu tư công, rất chậm.

Thứ hai là chương trình phục hồi và phát triển nguồn vốn bơm ra giải ngân cũng rất chậm. Như vậy, nguồn lực kỳ vọng rất nhiều để phục hồi kinh tế, thay đổi cái diện mạo nền kinh tế sau dịch lại chậm. Trong trường hợp này sự bùng nổ của thị trường vốn tư nhân là rất có ý nghĩa để giúp giải tỏa cơn khát. Có thể sinh ra chuyện này, chuyện kia vì bùng nổ không thể tránh khỏi.

Vừa rồi, Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết một số sự cố làm cho thị trường này ngưng lại, tức là "nguồn máu" của tư nhân cũng bị ngưng lại. Ông khẳng định đây là vấn đề cần phải giải quyết.

Về thị trường tiền tệ, vốn vay ngân hàng, bản chất thị trường là ngắn hạn, không thể để tình trạng rủi ro quá, nhất là trong cái bối cảnh hiện nay thế giới quá nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong cấu trúc tài chính tiền tệ, ông đánh giá việc ứng xử của ngân hàng là phù hợp.

"Tất nhiên có thể nới thêm nữa bởi vì năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của ta tương đối tốt nhưng Chính phủ tập trung giải quyết thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường cổ phiếu đang có vấn đề rất nghiêm trọng. Chính phủ tập trung vào chỗ này là điều kiện bắt buộc và phải làm. Việc này tiếp cận không phải để phục vụ lại ích nhóm mà là 'bơm máu' vào nền kinh tế để tạo ra các động lực mới khôi phục đà của nền kinh tế. Nếu không chúng ta đánh mất thời cơ", ông nói.

Chuyên gia Trần Đình Thiên đánh giá Chính phủ đưa ra Nghị định số 65 về trái phiếu doanh nghiệp là một nỗ lực theo tinh thần như vậy.

Ông cho rằng làm được Nghị định này đáp ứng được nhu cầu như bây giờ là không dễ, vì vừa an toàn lại vừa thỏa mãn cơn khát.

"Chúng ta phải tiếp tục bàn, nhất là khi đối mặt với nền kinh tế hiện nay và có thể kéo dài hơn nữa, khó khăn chồng chất. Chúng ta muốn dịp này là một dịp để doanh nghiệp Việt có cơ hội phục hồi, trỗi dậy mạnh mẽ thì cần phải đặc biệt chú ý đến cấu trúc phát triển vừa hỗ trợ phát triển thị trường tài chính để phục vụ doanh nghiệp", ông nói và lưu ý trong tình thế bất thường khó khăn, giải pháp phải khác thường.

Cũng tại tọa đàm, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhắc lại vốn là vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp. Vốn là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với doanh nghiệp. 

Ông cho rằng hiện tại gỡ bài toán về vốn vừa là điểm nghẽn, điểm nóng vừa là câu chuyện khó nhất đối với Chính phủ trong điều hành kinh tế.

"Chúng ta có thể thấy rằng, trong điều hành kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp, điều sợ nhất là những "cú phanh gấp", tức là những chính sách không lường trước được. Chúng ta phải rất khéo léo, rất thông minh để giải bài toán này. Giai đoạn COVID-19, chúng ta đã giải tốt bài toán khó rồi nhưng tôi cho rằng sắp tới đây giải bài toán này cũng không hề đơn giản. Tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có quyết sách đặc biệt", Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Về phía doanh nghiệp, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC cũng đồng tình cho rằng nhu cầu vốn của đại bộ phận doanh nghiệp đang rất thiếu, vì thế cần có khuôn khổ pháp lý hỗ trợ để khai thông dòng tiền.  

 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Nhà đầu tư cần bình tĩnh trước rủi ro và cơ hội trên TTCK

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã và sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm sự vận hành và phát triển ổn định của thị trường chứng khoán (TTCK); đồng thời, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có liên quan. Vì thế, nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên TTCK để ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Dự báo VN-Index tiếp tục diễn biến thận trọng, SSI Research gợi ý 4 cổ phiếu tiềm năng trong tháng 10

Với các mã cổ phiếu được khuyến nghị trong tháng này như TLG, PVT, FPT và DGW dự kiến được nâng đỡ bởi nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III, SSI Research gợi ý một chiến lược đầu tư thận trọng là nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng tại các vùng giá hỗ trợ cho cổ phiếu.