Mỗi năm, TP.HCM lại tiếp nhận thêm hàng nghìn người dân từ các tỉnh thành đổ về đây sinh sống, học tập và làm việc. Do vậy, nhà cửa tại các quận huyện ở TP.HCM cũng ngày một mọc lên san sát. Mật độ nhà ở tại Thành phố tăng cao, chen chúc nhau. Theo quan sát bằng mắt thường từ những ảnh chụp từ trên cao có thể thấy những căn nhà mọc lên san sát, có nhà cao nhà thấp, đủ sắc màu, muôn kiểu hình dạng.
Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, do vậy những nằm gần đây giá nhà ở tạo TP.HCM đã tăng cao chóng mặt. Phân khúc nhà ở giá bình dân có giá vừa túi tiền phù hợp với khả năng tài chính của đông đảo người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội dần càn kiệt. Không ít người lao động tỉnh lẻ chấp nhận sống trong các dạy nhà tạm, khu ổ chuột... thậm chí nhiều người lao động đành bỏ về quê mưu sinh vì những hạn chế về nhà ở khiến họ gắn bó với thành phố.
Dưới những tòa nhà cao ốc tráng lệ, những con phố rộng rãi của Sài Gòn là những khu nhà ổ chuột lụp xụp nằm chen chúc trong hẻm nhỏ hay dưới những dòng kênh đen ngòm. Những căn nhà tạm bợ bằng tôn, gỗ, ẩn mình sau những con đường ngoằn ngoèo, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng và điều kiện sống không đảm bảo phòng cháy chữa cháy và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác.
Theo thống kê, TP.HCM hiện có hơn 65.000 căn nhà ven kênh rạch. Qua nhiều kế hoạch, dự án, đến nay thành phố chỉ mới di dời được hơn 38.000 căn. Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ di dời nhà ven kênh rạch còn chậm, hàng chục ngàn hộ dân vẫn sống lay lắt, tạm bợ, đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Những khu nhà tạm bợ, khu nhà "ổ chuột" là nơi cư ngụ của những gia đình nghèo khổ, dân lao động tỉnh lẻ, người có thu nhập thấp, những người buôn thúng bán bưng, xích lô, xe thồ...
Những tòa nhà đã xuống cấp, những dãy nhà lụp xụp, xập xệ có khả năng gây nguy hiểm cho người dân đang sống bên trong. Những người dân sống trong khu nhà tạm bợ, ước mơ về một mái nhà an toàn, đầy đủ tiện nghi dường như quá xa vời. Thu nhập bấp bênh, chi phí sinh hoạt cao, họ không đủ khả năng để trang trải cho một căn nhà đàng hoàng. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất, tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục và tương lai của trẻ em.
Người dân sinh sống trong các khu chung cư cũ, xuống cấp hay tại các khu nhà tạm hy vọng sẽ có một “cuộc sống mới”, hoặc được cải tạo lại chung cư cũ, vẫn được ở không gian quen thuộc nhưng không phải sống trong căn hộ cũ nát nữa, hoặc được tái định cư ở những địa điểm phù hợp, tạo điều kiện để họ có sinh kế kiếm sống ổn định, lâu dài.
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề phát triển nhà ở, nhất là nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số tăng cao trong khi thu nhập vẫn ở mức trung bình thấp, vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp ở các thành phố và khu vực công nghiệp đang thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, song quá trình giải quyết còn gặp nhiều khó khăn.
Ngày 24/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 34-CT/TW, trong đó có đề cập đến chính sách phát triển nhà ở xã hội trong tình hình hình hiện nay. Đến nay, cả nước đã hoàn thành xây dựng 195.000 căn nhà ở xã hội và có khoảng 374.000 căn nhà ở xã hội đã được chấp thuận đầu tư và khởi công, cấp phép xây dựng.
Bên cạnh hàng loạt chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội, chỉ thị 34 cũng nêu rõ, phấn đấu đến năm 2030, cả nước xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị.
Được xây dựng từ năm 2002, đến nay khu tạm cư An Phú đã xuống cấp trầm trọng, nguy cơ mất an toàn.
Trước việc hàng chục ngàn hộ dân tại TP.HCM đang phải sinh sống trang các căn nhà lụp xụp, tạm bợ trên và ven kênh rạch, mới đây, TPHCM dự kiến xây dựng hơn 14.400 căn nhà ở xã hội dành cho các hộ tại các dự án di dời nhà ven kênh rạch với hình thức thuê, mua các căn hộ.
Chia sẻ với báo chí, ông Lý Thanh Long - Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay, đa số các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đều có pháp lý nhà đất phức tạp như nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, nhà có một phần trên đất một phần trên kênh rạch… dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài. Nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng.
Đặc biệt loại nhà trên kênh rạch, hoàn toàn nằm trên mặt nước, tạm bợ, hoàn toàn không có pháp lý, chủ quyền về nhà và đất nên không được áp dụng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tuy nhiên, trong Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, các trường hợp bị thu hồi đất mà có nhà ở trên đất hoặc không có nhà ở trên đất (nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở) thì đều được bố trí tái định cư bằng đất ở hoặc nhà ở theo nhiều hình thức (bán, cho thuê, cho thuê mua) để đảm bảo có chỗ ở cho người có đất bị thu hồi.
Do vậy, UBND TPHCM đã giao Sở Xây dựng chủ trì xây dựng đề án thí điểm hộ dân có nhà trên kênh, rạch bị di dời để chỉnh trang đô thị được thuê, mua nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng TPHCM đang đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số lượng nhà ở địa bàn; cập nhật, bổ sung các dự án, tuyến kênh rạch... Từ cơ sở đó, các địa phương đề xuất quỹ nhà ở xã hội, xây mới để phục vụ tái định cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Theo Sở Xây dựng, nếu kế hoạch được làm đồng bộ sẽ tạo bước đột phá phát triển khoảng 14.416 căn ở giai đoạn 2026-2030 phục vụ tái định cư cho dự án cải tạo, chỉnh trang kênh rạch.