Doanh nghiệp

Chủ tịch Novaland: "Không phải may mắn mà vừa lòng khách hàng"

Chia sẻ tại phiên họp thường niên sáng 19/4, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) đánh giá, khách hàng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn bất động sản. Nhu cầu của họ đa dạng nhưng suy cho cùng đều phải trả lời được hai câu hỏi là sử dụng có tốt và đầu tư có hiệu quả không.

Theo ông Huy, để trả lời có cho câu hỏi đầu tiên, các dự án phải thiết kế phù hợp, đáp ứng nhu cầu sống chất lượng cho khách hàng. Đối với câu hỏi thứ hai, muốn thuyết phục khách hàng, chủ đầu tư phải chứng minh được sản phẩm của mình đem lại giá trị tăng theo thời gian, tạo thu nhập thụ động ổn định và có thể là của để dành cho con cháu.

"Công ty thoả mãn cả hai yêu cầu này, không phải vì chúng tôi may mắn mà nhờ quá trình nghiên cứu nhiều năm", ông Huy nói.

Người đứng đầu Novaland cho biết thêm, công ty đã nghiên cứu xu thế bất động sản thế giới và nhu cầu người dùng trong nước từ năm 2018, sau đó lần lượt tung ra các sản phẩm mới như ở sinh thái, biệt thự ven biển có thương hiệu quốc tế. Các dự án này đều có trợ lực từ quy hoạch hạ tầng giao thông trong tương lai, cộng thêm tiện ích nên hút được khách ở TP HCM lẫn các tỉnh, thành phố khác đổ về sau khi dịch lắng xuống.

Năm ngoái, Novaland giới thiệu ra thị trường 6.700 sản phẩm với giá trị hợp đồng 3,5 tỷ USD. Công ty ghi nhận doanh thu thuần 14.900 tỷ đồng, tăng gấp ba cùng kỳ, hoàn thành khoảng 55% kế hoạch. Lãi sau thuế đạt 3.454 tỷ đồng, giảm gần 2% so với năm trước.

Ban lãnh đạo Novaland cho biết, năm nay sẽ đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm, trong đó bất động sản du lịch chiếm 9.000 với giá trị hợp đồng khoảng 140.000 tỷ đồng.

Công ty đặt mục tiêu thu hơn 35.970 tỷ đồng, tăng 21.000 tỷ đồng so với năm ngoái và lớn hơn doanh thu ba năm gần nhất cộng lại. Lợi nhuận sau thuế được kỳ vọng tăng 88%, lên 6.500 tỷ đồng để lập kỷ lục từ khi thành lập đến nay.

Trả lời câu hỏi cổ đông về tính khả thi sau nhiều năm không hoàn thành chỉ tiêu, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Tài chính Novaland, cho biết "hoàn toàn tin tưởng kế hoạch này thực hiện được".

Theo ông Dũng, cơ sở cho niềm tin này là công ty có đội ngũ bán hàng in-house (tức do Novaland trực tiếp quản lý) lớn nhất thị trường. Hơn 1.200 nhân sự này chỉ toàn tâm bán sản phẩm của Novaland nên họ hiểu rất rõ dự án.

Công ty cũng tự tin có sản phẩm hợp thời, đáp ứng các đòi hỏi cao hơn của nhà đầu tư. Việc lựa chọn bất động sản nội ô ngày càng khó do khan hiếm quỹ đất cũng là một yếu tố kích thích làn sóng dịch chuyển ra các đô thị vệ tinh - nơi có sự xuất hiện của Novaland.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Đất nền “nổi sóng”, tỉnh này “lệnh” siết phân lô, bán nền

Theo báo cáo về tình hình thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nguồn cung bất động sản trên địa bàn chủ yếu là nhà, đất riêng lẻ của người dân, đất nền một số dự án khai thác quỹ đất. Lượng giao dịch bất động sản hiện nay chủ yếu tập trung vào phân khúc giao dịch đất nền riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

"Ông trùm" đứng sau tập đoàn muốn đầu tư gần 6 tỷ USD cho "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ - Cái Mép giàu đến mức nào?

Theo dữ liệu của Forbes, tính đến ngày 18/4, tổng tài sản của vị Chủ tịch MSC ước tính khoảng 17,3 tỷ USD, là người giàu thứ 102 trên thế giới. Đáng chú ý, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, tài sản của vị tỷ phú này đã tăng mạnh gần gấp 3 lần từ mức 6,5 tỷ USD vào năm 2020.

Những “biến số” của thị trường bất động sản

Trong quý 1/2022, đối với bất động sản nhà ở, ngoài phân khúc đất nền có ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ mới tăng, các phân khúc còn lại như căn hộ và nhà phố/biệt thự giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.