Tài chính

Chủ tịch MB đề xuất DNNN có chế độ trả lương như doanh nghiệp tư nhân

Tóm tắt:
  • Ông Lưu Trung Thái kiến nghị doanh nghiệp nhà nước nên có chế độ trả lương giống doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp cần tư duy và phương pháp làm việc như các công ty công nghệ để chuyển đổi số hiệu quả.
  • MB đã đầu tư khoảng 100 triệu USD mỗi năm cho công nghệ trong 7 năm qua.
  • Ngân hàng MB ghi nhận 5-7 triệu khách hàng mới mỗi năm nhờ áp dụng công nghệ mới.
  • Cần ưu tiên dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhà nước để phát huy hiệu quả và đầu tư.

ÔngLưu Trung Thái  - Chủ tịch Hội đồng quản trị MB. (Ảnh: MB).

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước sáng nay (15/4), Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Lưu Trung Thái đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực trong lĩnh vực chuyển đổi số của các doanh nghiệp.

Ông chia sẻ, theo kinh nghiệm chuyển đổi số trong nhiều năm qua tại MB là doanh nghiệp cần có tư duy làm việc và áp dụng các phương pháp giống như các công ty công nghệ.

Chủ tịch MB dẫn chứng để có quy mô khách hàng lớn nhất, mỗi năm MB đầu tư cho công nghệ khoảng 100 triệu USD liên tục trong vòng 7 năm, áp dụng công nghệ mới nhất để giải bài toán có khách hàng nhanh.

Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm MB có 5-7 triệu khách hàng mới, dẫn đầu thị trường về số lượng giao dịch và số lượng khách hàng mới vào hệ thống.

Cùng với đó, lãnh đạo MB cho biết ngân hàng cũng dùng hệ thống của các công ty công nghệ đang làm, vận dụng vào MB, qua đó khiến doanh thu từ áp dụng chuyển đổi số của MB tăng gấp 3 lần so với thông thường.

Từ đó, MB cũng mạnh dạn xin ý kiến của các cổ đông MB cho phép đầu tư lớn cho công nghệ và tăng cường công tác nhân sự cho chuyển đổi số và dữ liệu.

Ông kiến nghị nên ưu tiên các cơ hội về chuyển đổi số, các dự án lớn về công nghệ, dự án về nền tảng mới cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN), từ đó phát huy tính dẫn dắt của các đơn vị này. Đồng thời cần cho phép DNNN có chế độ trả lương như doanh nghiệp tư nhân, từ đó các DNNN sẽ dựa vào doanh thu, lợi nhuận để đầu tư cho chuyển đổi số.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.

Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá vàng miếng SJC lên mức 108 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thị trường vàng miếng SJC dường như ngừng giao dịch. Trong khi đó, giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng từ 1,7 - 2,2 triệu đồng/lượng đang tấp nập, nhiều người xếp hàng cả buổi chỉ để mua 1 chỉ.

Thống đốc NHNN nói gì về kiến nghị vay ngoại tệ của EVN?

Thống đốc cho biết NHNN rất quan tâm tới nhu cầu ngoại tệ của các dự án lớn, trọng điểm và sẽ cân đối tổng thể trên khả năng về cân đối nguồn ngoại tệ của hệ thống để vừa đáp ứng được nhu cầu vốn nhưng cũng đảm bảo được việc điều hành tỷ giá.

Vụ gần 600 loại sữa giả: Cơ quan quản lý "đá bóng trách nhiệm"?

Gần 600 loại sữa giả được bày bán công khai trên thị trường trong suốt 4 năm qua đang đặt nhiều dấu hỏi về những lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường và an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là nhiều đơn vị “gác cửa” trong lĩnh vực này tỏ ra không liên quan vụ việc, thậm chí đổ… trách nhiệm cho nhau.