Bất động sản

Chủ tịch HoREA: Loạt vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ, nguồn cung BĐS TPHCM sụt giảm nghiêm trọng

Cụ thể, theo Luật đầu tư, dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng "đất ở và các loại đất khác". Điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại Tp.HCM bị vướng ở vấn đề này.

"Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện. Nay chỉ cho phép thêm trường hợp được xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có đất ở hợp pháp và các loại đất khác, nhưng sẽ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bao gồm trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu: 100% đất nông nghiệp, 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất hỗn hợp gồm đất nông nghiệp - đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Mặc dù, việc nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai", ông Châu cho hay.

Theo Chủ tịch HoREA, vướng mắc thể chế là vướng mắc lớn nhất hiện nay, gây ra sự biến động về nguồn cung trên thị trường BĐS. Nghị định 30/2021/NĐ-CP hướng dẫn đúng nhưng thiếu là bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.

Trả lời về Nghị định 30 mà HoREA ý kiến, Thứ Trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, Nghị định 30 là xác định lựa chọn chủ đầu tư nhà ở. Trong quy định của Luật Nhà ở, khi lựa chọn đến nhà đầu tư, liên quan đến việc giao đất thì phải thống nhất các bộ luật. Trong Luật Đất đai thì giao đất thông qua đấu giá và đấu thầu. Thứ nữa là chỉ định trong trường hợp đất ở hợp pháp quy định trong Nghị định 99.

"Còn Nghị định 30 đã điều chỉnh thay đổi phù hợp với Luật Đầu tư 2020. Như vậy, vấn đề này không sai, chỉ vướng mắc thì sắp tới chúng ta sẽ gỡ", Thứ trưởng Sinh nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm