Xã hội

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Không dính dáng lợi ích, mình trong veo thì sợ cái gì"

Sự kiện: Thời sự

Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Tại hội nghị, các cử tri đã đề cập một loạt vấn đề dân sinh, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đất đai, các dự án chậm triển khai trên địa bàn.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Không dính dáng lợi ích, mình trong veo thì sợ cái gì" - 1

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 16-11

Cử tri Đào Thị Duyên (73 tuổi, cử tri xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết rất phấn khởi khi được trực tiếp có tiếng nói đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội về vấn đề chậm giải quyết đất dịch vụ của gia đình bà nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung.

Theo bà Duyên, từ năm 1997 đến ngày 1-8-2008, người dân đã chấp hành chủ trương để nhà nước thu hồi đất xây nhà ở cho khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Sau đó, người dân được hưởng đất dịch vụ theo nghị quyết. Tuy nhiên, người dân đã mong đợi hết năm này đến năm khác, đem câu chuyện liên quan đến đất dịch vụ đến phản ánh ở nhiều buổi tiếp xúc cử tri nhưng vẫn không được hồi âm cụ thể. Trong khi đó, kiến nghị thì "đưa lên đưa xuống" còn người dân thì "không khác gì quả bóng".

Bà Duyên cho biết theo thông tin bà nắm bắt được, hiện TP Hà Nội đã rà soát, có văn bản báo cáo, trong đó kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép huyện Mê Linh giao đất dịch vụ cho tất cả người dân có đất bị thu hồi trên 30% trong giai đoạn 1997-2008. Do đó, cử tri Đào Thị Duyên đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm, có ý kiến với Chính phủ, Bộ TN-MT để huyện Mê Linh sớm giao đất dịch vụ cho nhân dân. "Nay Chủ tịch UBND TP về đây, mong thấu hiểu được nỗi khổ của chúng tôi. Chúng tôi bây giờ, đất được chia cho là cả đời sinh sống, qua nhiều thế hệ rồi. Bản thân chúng tôi, ngoài 60 tuổi thành gánh nặng của con cháu, lương không có. Rất mong ông nghe chúng tôi phản ánh thì quan tâm hơn nữa, có ý kiến với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và  Môi trường để trả đất dịch vụ cho chúng tôi" - bà Duyên bày tỏ.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết vấn đề đất dịch vụ là vấn đề rất "trăn trở" của các thế hệ lãnh đạo Hà Nội và điều này không chỉ xảy ra ở riêng huyện Mê Linh. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do sự không đồng bộ trong chính sách giữa Hà Nội cũ và các khu vực ở các tỉnh lân cận khi sáp nhập vào để thiết lập thủ đô Hà Nội mới.

"Đối với việc xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến tỉnh Hà Tây cũ còn phức tạp hơn nữa. Tôi đọc hồ sơ thấy Mê Linh tương đối thuận. Các đồng chí cần quyết tâm triển khai để trả lại quyền lợi chính đáng cho bà con. Không có cớ gì mà bên Vĩnh Phúc, người cũng như vậy mà người ta xử lý xong rồi. Thế mà Mê Linh thì nợ mấy ngàn suất thế này thì không ổn. Lỗi là lỗi của chúng ta, ở cấp ủy, lãnh đạo huyện, lãnh đạo thành phố" - ông Thanh nói.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà "không dính dáng lợi ích gì" thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ. Lãnh đạo các sở, ngành nếu cũng không có quyền lợi trong việc giao đất dịch vụ này thì phải quyết tâm làm, trả đất dịch vụ cho người dân. "Tôi mong tinh thần các đồng chí cố gắng. Cứ ngồi so đo mấy câu mấy chữ để mấy chục năm, tôi nghĩ là không ổn" - ông Thanh nói.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, liên quan đến đất dịch vụ, ở huyện Thanh Oai còn cấp thừa 6.500 m2 cho dân. Trải qua mấy chục năm, người dân đã xây dựng nhà cửa…

"Các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm hiện nay hơn chỗ khác vì là thế hệ sau không dính dáng gì cả nên dũng cảm mà làm. Nếu mọi việc không được giải quyết rồi mỗi lúc một chính sách thì mọi thứ càng ngày càng khó. Mình chẳng dính dáng gì mình không sợ. Mình trong veo thì sợ cái gì. Tôi sợ nhất là các đồng chí ở thôn, ở xã, các đồng chí lưu ý" - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ.

Chia sẻ
Theo B.H.Thanh (Người lao động)

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

"Cha đẻ" Twitter: Tỷ phú "lập dị" từng bị sa thải khỏi vị trí CEO của chính công ty mình sáng lập, tậu BMW nhưng chỉ thích đi làm bằng xe buýt

Jack Dorsey, "cha đẻ" Twitter có một sự nghiệp thành công nhưng cũng không ít sóng gió ở Thung lũng Silicon. Ông nổi tiếng với vẻ bề ngoài không giống một vị CEO truyền thống khi nuôi râu, xỏ khuyên mũi cùng nhiều thói quen được đánh giá là "lập dị".

Hai Phó tổng Giám đốc AIC hỗ trợ Nguyễn Thị Thanh Nhàn “lũng đoạn” Dự án Bệnh viện Đồng Nai ra sao?

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an làm rõ vai trò cầm đầu, chủ mưu “hô biến” các thủ tục tham gia dự thầu, tạo “quân xanh”, “quân đỏ” để trúng 16 gói thầu của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Giúp sức đắc lực cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn là 2 bị can Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga được xem là "cánh tay phải, tay trái" của Chủ tịch AIC.