Dinh dưỡng

Chọn khớp gối nhân tạo thế nào?

Tóm tắt:
  • Mỗi bệnh nhân thay khớp gối có kỹ thuật và loại khớp nhân tạo khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh.
  • Cấu trúc xương và hình thể khớp gối của mỗi người là khác nhau, cần phù hợp để tăng thoải mái khi vận động.
  • Nhu cầu vận động sau phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến loại khớp gối chọn lựa, với người trẻ thường cần khớp chịu lực tốt hơn.
  • Bác sĩ sử dụng phần mềm TraumaCad để xác định khớp gối nhân tạo phù hợp dựa trên hình ảnh X-quang và MRI.
  • Kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn được áp dụng giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và giảm đau đớn.

Trả lời:

Thay khớp gối là phẫu thuật theo hướng cá thể hóa nên mỗi người bệnh khác nhau sẽ có kỹ thuật và loại khớp gối nhân tạo khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

Tình trạng bệnh lý: Mức độ tổn thương, biến dạng khớp gối, tình trạng gân cơ hoặc các vấn đề khác như viêm khớp, loãng xương, tiền sử chấn thương...

Cấu trúc xương và hình thể: Mỗi người là một cá thể riêng biệt với hình dáng và kích thước khớp gối, độ cong trục chân... khác nhau. Vì vậy, khớp gối nhân tạo cần giống với khớp tự nhiên nhất có thể để người bệnh cảm thấy thoải mái khi vận động.

Nhu cầu vận động sau phẫu thuật: Người trẻ tuổi thường có nhu cầu hoạt động cao, cần loại khớp chịu lực tốt, bền hơn. Trong khi đó, người cao tuổi có thể dùng các loại khớp đơn giản hơn.

Đây là những yếu tố tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn loại khớp và kỹ thuật phẫu thuật. Trước mổ, bác sĩ sử dụng phần mềm TraumaCad chuyên dụng để tìm ra loại khớp phù hợp nhất với cơ thể người bệnh. Phần mềm này dựa trên việc tích hợp hình ảnh X-quang, MRI... tự động tính toán kích thước, độ nghiêng thực tế các thành phần của khớp tự nhiên, từ đó tạo dựng thành hình ảnh 3D khớp nhân tạo với kích thước, đặc trưng phù hợp nhất.

Sau khi xác định được kích thước và hình dạng khớp, bác sĩ lựa chọn chất liệu và loại khớp gối nhân tạo như khớp Medial Pivot, khớp UC (Ultra Congruent), khớp PS, CR, khớp semi constrained... sao cho khớp nhân tạo gần như khớp tự nhiên, tăng biên độ vận động, dễ dàng xoay chuyển. Nhờ đó, sau mổ người bệnh tránh được tình trạng thay đổi trục khớp sinh lý, giới hạn phạm vi chuyển động...

Bác sĩ lựa chọn kỹ thuật mổ gióng trục động học hoặc cơ học tùy theo từng người. Đây đều là những phương pháp mổ ít xâm lấn, giúp hạn chế tối đa tổn thương các phần mềm xung quanh. Nhờ đó, người bệnh ít đau, ít mất máu, có thể đi lại sau phẫu thuật 1-2 ngày.

Để tìm ra khớp gối nhân tạo phù hợp nhất với cơ thể, dứt điểm các triệu chứng và sớm trở lại với sinh hoạt thường ngày, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sâu về cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình.


Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

50 giờ chạy đua nhận, ghép tạng cứu 3 bệnh nhân dịp nghỉ lễ 30/4

Người đàn ông 57 tuổi, được chẩn đoán chết não do đột quỵ vào ngày 30/4, gia đình đồng ý hiến tạng. Cuộc chạy đua trong 50 giờ, hàng chục y, bác sĩ đang trong kỳ nghỉ được lệnh triệu tập để thực hiện ca lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 người.