Doanh nghiệp

Chiến lược thu hút người dùng trẻ của VNSky

Đại diện đơn vị cho biết, hiện nay nhóm khách hàng mục tiêu của ngành viễn thông dần dịch chuyển sang thế hệ trẻ. Nắm bắt được xu hướng này, VNSky tập trung vào nhu cầu Internet di động với định vị trở thành SIM thứ hai, bên cạnh SIM nghe - gọi chính mà người dùng đã gắn bó nhiều năm.

"Chiến lược này giúp lấp khoảng trống nhu cầu sử dụng dữ liệu di động tăng cao mà SIM thứ nhất chưa thể thỏa mãn, gia tăng giá trị trên không gian số", đại diện này nhấn mạnh.

Với định vị "SIM thứ hai", công ty không cạnh tranh trực tiếp các ông lớn viễn thông hiện có trên thị trường. Theo đơn vị, các thương hiệu này có nền tảng vững chắc. Theo đơn vị, VNSky và các thương hiệu viễn thông đang dồn lực xây dựng hệ sinh thái số, tăng cường hợp tác với đối tác đa ngành nghề để mang đến các ứng dục tích hợp nhiều tiện ích như thương mại, giải trí, mua sắm, tài chính...

Ngoài những giá trị trên, các nhà mạng mới như VNSky sẽ chọn một ngách thị trường, tập trung vào nhóm khách mục tiêu để phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu khác biệt, đi cùng với chiến lược truyền thông mới mẻ nhằm tạo điểm nhấn riêng. Nhà mạng này là một phần của hệ sinh thái VNPAY, tận dụng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bắt tay các đối tác sở hữu vùng phủ sóng rộng khắp toàn quốc để cho sóng ổn định ngay từ khi ra mắt.

Hiện VNSky cung cấp nhiều gói cước với thiết kế phù hợp nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm người dùng mục tiêu. Quan trọng là mức giá dễ tiếp cận, phù hợp với đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng GenZ.

Chỉ từ 59.000 đồng, người dùng có 3GB data tốc độ cao mỗi ngày, miễn phí data khi sử dụng các ứng dụng giải trí phổ biến như TikTok, YouTube, cùng nhiều tiện ích khác. Chủ SIM cũng được sử dụng ví VNPAY không giới hạn dung lượng với nhiều ưu đãi.

Người trẻ là nhóm khách mục tiêu của nhiều đơn vị viễn thông. Ảnh: VNSky

Người trẻ là nhóm khách mục tiêu của nhiều đơn vị viễn thông. Ảnh: VNSky

Bước đi này cũng hòa cùng xu hướng phát triển chung của ngành viễn thông trên thế giới khi thị phần các dịch vụ đàm thoại và nhắn tin truyền thống đang giảm dần 10-15% mỗi năm. Trong khi đó, các dịch vụ data và OTT ngày càng được ưa chuộng. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông quý I/2023 cho biết có 86,2 triệu kết nối di động di động băng rộng trên tổng số 101,12 triệu thuê bao di động trên toàn quốc, tăng trưởng tăng 5,67% so với cùng kỳ và đã tăng hơn 138% từ năm 2004-2023. Việt Nam được Omdia đánh giá là quốc gia có dự báo tăng trưởng dung lượng bình quân cao so với các nước trong khu vực với tốc độ tăng trưởng 35% mỗi năm; trong khi Đông Nam Á chỉ đạt 16% mỗi năm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm