Phong cách sống

Chiến lược đầu tư ít tốn kém của tỷ phú Warren Buffett mà ai cũng có thể thử

Trong 20 năm qua, việc đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp như S&P 500 đã chiếm ưu thế trong bối cảnh chung, bởi nó rẻ hơn so với đầu tư vào các quỹ tương hỗ, giao dịch ít hơn (ít tốn kém hơn) và tạo lợi thế về thuế (do chủ yếu đầu tư vào quỹ hoán đổi danh mục - ETF).

Người chắc chắn về điều này hơn ai hết có lẽ là tỷ phú đầu tư tài ba Warren Buffett.

Chiến lược đầu tư ít tốn kém của tỷ phú Warren Buffett mà ai cũng có thể thử - Ảnh 1.

Tỷ phú Warren Buffett. Ảnh: AP

Năm 2007, Buffett đã đánh cược với Protege Partners, một công ty quản lý tiền tệ ở New York điều hành các quỹ đầu cơ, rằng bỏ tiền vào quỹ chỉ số sẽ mang lại thành quả cao hơn là đặt niềm tin vào các nhà quản lý quỹ đầu cơ.

Tại sao Warren Buffett đặt cược vào quỹ chỉ số?

Cụ thể, Warren Buffet đã cược rằng, trong khoảng thời gian 10 năm kể từ ngày 1/1/2008 đến 31/12/2017, S&P 500 sẽ hoạt động tốt hơn danh mục đầu tư gồm 5 quỹ phòng hộ của hãng Protege Partners.

Chiến lược đầu tư ít tốn kém của tỷ phú Warren Buffett mà ai cũng có thể thử - Ảnh 2.

Chi tiết khoản cược của Warren Buffett và hãng Protege Partners. Ảnh: Longbets.org

Buffet khi đó đã chọn S&P 500 và thắng đậm khi chỉ số này đã tăng 125,8% trong vòng 10 năm. Trong khi đó, 5 quỹ được lựa chọn kỹ càng bởi công ty Protégé Partners chỉ thu về khoản lợi nhuận bình quân là 36,3%.

Trong lá thư gửi cổ đông năm 2017, Buffett đã lưu ý đến mức phí cao của các nhà quản lý quỹ đầu cơ và nhận định: “Nếu Nhóm A (nhà đầu tư tích cực) và Nhóm B (nhà đầu tư không làm gì) chiếm tổng đầu tư, thì nhóm nào có chi phí thấp hơn sẽ thắng”.

Hiệu suất quản lý quỹ của các nhà đầu tư tích cực

Buffett đã từng đánh giá, “Các nhà quản lý quỹ tích cực thường theo dõi hồ sơ khá tệ”.

Theo báo cáo giữa năm nay của Standard & Poor’s, công ty chuyên theo dõi hồ sơ của các nhà quản lý tích cực trong hơn 20 năm, khi phí được điều chỉnh hoặc các quỹ ngừng hoạt động do kém hiệu quả, 84% các nhà quản lý quỹ có vốn hóa lớn hoạt động kém hơn mức chuẩn sau 5 năm và 90% hoạt động kém hơn sau 10 năm.

Và nguyên nhân của hiệu suất quản lý kém này được chỉ ra cụ thể như sau:

Thứ nhất, do phí quá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về.

Thứ hai, các nhà quản lý quỹ thường giao dịch quá nhiều, dẫn đến những sai lầm khi đầu tư và thuế cũng có thể cao hơn.

Thứ ba, hầu hết những nhà giao dịch ngày nay có rất ít lợi thế về thông tin so với đối thủ cạnh tranh, nên không tạo được những khoản đầu tư bứt phá.

Theo vị tỷ phú, các nhà đầu tư không nên chịu khoản phí cao không đáng có từ các quỹ đầu cơ. Bởi lẽ, thường các nhà quản lý mới là người thu được lợi nhuận vượt trội, không phải khách hàng. “Các nhà đầu tư lớn nhỏ đều nên gắn bó với các quỹ chỉ số chi phí thấp”, ông cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm