Cắt giảm chi tiêu là việc đầu tiền Hoàng Thị Ngọc nghĩ tới sau khi giá xăng tăng cao - lên trên 31.000 đồng/lít kéo theo giá gas cũng tăng và ngay cả những mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, nước mắm, đồ ăn sáng cũng tăng khiến 1 thàng cũng ngốn của gia đình chị Ngọc thêm kha khá tiền.
Chị Ngọc, cho biết: “Gia đình có 4 người, bình thường tôi sử dụng 1 bình gas khoảng gần 2 tháng, chủ yếu là phục vụ nhu cầu nấu ăn. Hôm trước, hết gas, như thói quen tôi gọi điện giao gas thì cửa hàng quen báo tăng lên 45.000 đồng/bình so với những lần trước tôi vẫn hay mua. Tôi có thắc mắc tại sao tăng giá ghê thế thì nhận được câu trả lời là xăng tăng, kéo theo gas cũng tăng và mối nhập của cửa hàng cũng tăng thì họ cũng buộc phải tăng giá chứ nếu không thì lỗ.
Như vậy, tính ra mỗi tháng chi phí nguyên tiền gas của gia đình tôi là 260.000 đồng. Chưa kể, ngay cả cốc cháo dinh dưỡng tôi mua cho con trai 5 tuổi ăn mỗi sáng cũng tăng từ 10 nghìn lên 14 nghìn cốc. Tôi lại hỏi vì sao tăng giá thì họ nói giá gas tăng, xăng tăng nên chi phí làm nên thành phẩm cũng tăng, buộc phải bán tăng giá”.
Gia đình chị Ngọc ở tỉnh, chồng làm thợ xây ngay trong làng còn chị Ngọc hàng ngày nhận đồ thủ công về làm để thêm thu nhập. Bình thường, mỗi tháng chồng chị Ngọc đưa 3 triệu để chị trang trải chi phí sinh hoạt nhưng trước cơn bão giá cả leo thang nên chỉ khoảng 20 ngày chị Ngọc đã tiêu hết số ấy.
“Mỗi lần đi chợ nào là thức ăn hàng ngày trước kia mua khoảng 70 nghìn là ăn trong 1 ngày nhưng hiện tại giá thịt, cá đều tăng nên tôi phải mua đến 100 nghìn tiền thức ăn và rau. Trong khi đó chưa tính tiền nước mắm, mì chính, gas, tiền xăng xe đi lại..2 tháng nay cứ khoảng 20 ngày là tôi tiêu hết 3 triệu, bảo chồng đưa thêm tiền thì lúc nào anh cũng gắt gỏng hỏi tiêu gì mà nhanh thế”, chị Ngọc tâm sự.
Đúng là người nội trợ trong gia đình luôn là ng thấy rõ nhất sự điều chỉnh giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm tăng gía. Khi được hỏi về chi tiêu cho một gia đình ở nông thôn, chị Nguyễn Thị Hằng (Nam Định) cho biết ở nông thôn có lẽ chỉ khác thành phố là có thể sản xuất được một số thứ như gạo, trồng được rau và nuôi được gà, cá.
Thế nhưng, một lứa gà thì cũng phải nuôi cả nửa năm mới được ăn và nuôi cũng phải mất tiền mua giống, mua cám tức là cũng mất chi phí chứ không phải bỗng dưng có.
“Những nhu yếu phẩm cần thiết trong gia đình như nước mắm, dầu ăn, thực phẩm ăn hàng ngày thì vẫn phải mua và hiện nay thì cái gì cũng tăng.
Bình thường tôi mua mì gói cũng tăng từ 32.000 đồng lên 35.000 đồng/chục. Lượng tăng mỗi món không nhiều nhưng nếu gộp lại thì mỗi chuyến đi chợ ít nhiều tăng thêm 20.000-50.000 đồng mới giật mình.
Ăn cơm mãi cũng chán thi thoảng muốn đổi món sang bún bò thì trước 8 nghìn/cân bún nay tăng 12 nghìn/cân rồi thịt bò cũng là 30.000/lạng thay vì 25.000 như trước”, chị Hằng nói.
Muốn đổi bữa là bún bò nhưng chi phí cũng tăng 1,5 lần
Như vậy không chỉ gia đình chị Hằng mà nhiều gia đình khác cũng phải cân đối và giảm chi tiêu bớt các khoản khác trong nhà để tiết kiệm chi phí bù lại. Thế nhưng, chỉ một bữa “đổi món” cho vui thì có thể cả tuần sau phải xác định ăn cơm đạm bạc.
Bình thường, sau giờ tan làm, anh Minh Long (Yên Bái), nhân viên lắp trần thạch cao cho tranh thủ đi chợ mua ít rau, ít thịt về nấu cơm tối phụ vợ. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, chị vẫn không biết mua gì cho rẻ thì anh Long quyết định chơi “tất tay”.
“Tôi mua mua một bát tiết canh, hai đĩa thịt chó luộc và một đĩa quay, một bát canh măng, thay vì như trước kia tất cả hết khoảng 600 nghìn đồng thì nay giá tăng lên 850 nghìn đồng.
Gia đình tôi có vợ chồng, bố mẹ tôi và hai cậu con trai học bậc THCS nên tiền chi phí sinh hoạt cũng ngốn cả 3-4 triệu/tháng. Vậy là mỗi lần “tất tay” như thế là gia đình tôi phải ăn đạm bạc cả tuần sau đó”, anh Long cho biết.
Một lần "tất tay" cả tuần cơm đạm bạc |
Anh Long cho biết kể từ sau Tết đến giờ giá hàng hóa, thực phẩm, hàng tiêu dùng… liên tục tăng không ngừng nghỉ khiến cả gia đình anh Long đau đầu trong việc tính toán chi tiêu sao cho hợp lý.
Hai vợ chồng chị tổng thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng nhưng chi tiêu ăn uống, sinh hoạt đã mất 5 triệu và 2 triệu cho các con đi học, chưa kể bố mẹ ốm đau liên miên cũng tốn kém.
“Tiền tiêu pha sinh hoạt, ăn uống của cả nhà tiết kiệm hết mức cũng phải 5 triệu/tháng, tăng gấp rưỡi so với hồi trước chứ vợ tôi cũng “bóp miềng” chẳng dám tiêu pha thêm gì”, anh Long nói
Nói về việc để giảm chi phí sinh hoạt anh Long cho rằng giá xăng dầu nên hạ thấp hơn thì các mặt hàng cũng sẽ giảm vì có tiết kiệm hết mức thì cũng phải ăn uống để người lớn có sức đi làm, trẻ con phát triển được thể chất và trí não.