Công nghệ

Chạy Grab, Gojek được 200k/ngày mà mỗi cuốc xe bị "cắt máu" đến 20%: Làm nghề này ở đây là khổ hay sướng?

Grab, Gojek "cắt máu" 20%, tài xế phản đối

Cuộc tranh cãi giữa tài xế và nền tảng Grab, Gojek ở Indonesia gần đây đã phơi bày thu nhập không như là mơ của những lao động trong nền kinh tế chia sẻ ở quốc gia Đông Nam Á.

Trong những ngày qua, hàng nghìn tài xế chở khách và giao hàng của Grab và Gojek đã tham gia biểu tình trên khắp Indonesia, phản đối mức tăng giá chiết khấu 20% và kế hoạch sáp nhập giữa hai nền tảng gọi xe lớn nhất đất nước.

Theo Garda Indonesia, hơn 25.000 tài xế ô tô và xe máy đã tham gia cuộc biểu tình vào ngày 20/5, ngừng hoạt động dịch vụ xe và giao hàng trong 24 giờ. Nhiều người đã đi từ các thị trấn trên khắp Java và Sumatra, cắm trại tại các địa điểm trên khắp thủ đô Jakarta.

Họ tụ tập gần văn phòng tổng thống, tòa nhà quốc hội và văn phòng bộ giao thông ở Jakarta, trong trang phục áo khoác và mũ bảo hiểm xanh lá cây đặc trưng. Các tài xế kêu vang yêu cầu qua loa phóng thanh, vẫy cờ và giơ cao áp phích chỉ trích những chính sách mà họ cho là bất công và bóc lột của công ty.

Kiếm được 200k/ngày mà phải "cắt máu" đến 20%: Chạy cho Grab, Gojek ở đây không như là mơ - Ảnh 1.

Tài xế yêu cầu mức trần hoa hồng cho nền tảng là 10% thay vì 20% mà các công ty đưa ra, đồng thời xóa bỏ các chương trình giảm giá chuyến đi và áp dụng giá quy định cho các dịch vụ giao hàng.

Sunardi, 47 tuổi, người tham gia cuộc biểu tình ở Jakarta, cho biết việc công ty giảm giá chuyến đi làm giảm thu nhập của tài xế. Trong khi đó, các tài xế khác lo ngại sáp nhập giữa GoTo (công ty mẹ của Gojek) và Grab sẽ dẫn đến tình trạng "độc quyền" và sa thải cũng như "giá cắt cổ" đối với người tiêu dùng.

GoTo cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của tài xế nhưng việc giảm hoa hồng của công ty không phải là giải pháp. Về kế hoạch sáp nhập, công ty nói họ đã nhận được đề xuất từ nhiều bên nhưng "chưa đưa ra quyết định nào".

Người đứng đầu chính sách công của GoTo cho rằng giảm mức phí hoa hồng 20%, "không phải là giải pháp khả thi", giải thích điều này là "cần thiết để tài trợ cho các sáng kiến hỗ trợ trực tiếp cho tính bền vững của hệ sinh thái và thu nhập của tài xế".

Kiếm được 200k/ngày mà phải "cắt máu" đến 20%: Chạy cho Grab, Gojek ở đây không như là mơ - Ảnh 2.

Raden Igun Wicaksono, người đứng đầu hiệp hội tài xế xe máy trực tuyến, nói với Reuters rằng các tài xế đã yêu cầu chính phủ đảm bảo họ nhận được 90% thu nhập cho mỗi chuyến đi. Theo quy định hiện hành, các công ty được phép lấy không quá 20% hoa hồng, nhưng Wicaksono cho biết đôi khi các công ty còn lấy nhiều hơn thế.

Vấn đề là mạng sống

Dịch vụ gọi xe và giao hàng, đặc biệt là bằng xe máy, là một phần quan trọng của bối cảnh giao thông tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Gojek của GoTo, có hơn 3,1 triệu tài xế, cùng Grab thống trị thị trường Indonesia trong nhiều năm.

Tuy nhiên, dù là xương sống của nền kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ ở Indonesia, tài xế chỉ kiếm được khoảng 100.000 đến 150.000 rupiah (khoảng 150 – 230 nghìn/ngày - khoảng 6 triệu/tháng) với ca làm việc 12 tiếng, trong khi các chi phí bao gồm hoa hồng và nhiên liệu bào mòn thu nhập của họ.

Raden Igun Wicaksono, chủ tịch công đoàn lái xe Garda Indonesia, chia sẻ: "Nhiều người bạn của chúng tôi đã gặp tai nạn trên đường, thậm chí là thiệt mạng vì họ phải chạy theo thu nhập. Đây là vấn đề về mạng sống, đừng có mang tính toán kinh doanh ra đây".

Kiếm được 200k/ngày mà phải "cắt máu" đến 20%: Chạy cho Grab, Gojek ở đây không như là mơ - Ảnh 3.

Một tài xế Grab, Umi Muthia, 50 tuổi đến từ Tulungagung, chia sẻ cô đã tắt ứng dụng để ủng hộ cuộc biểu tình, dù vẫn tiếp tục các đơn hàng đã sắp xếp từ trước.

"Tôi vẫn cung cấp dịch vụ đón và trả khách vì hôm nay có sáu đơn hàng. Đối với dịch vụ ứng dụng, tôi đã tạm thời tắt chúng để tôn trọng những người bạn đang biểu tình. Hy vọng rằng giải pháp sẽ sớm được đưa ra", cô nói.

Giống như Gojek, Grab cũng giải thích cơ cấu hoa hồng 20% của công ty là "cần thiết" để duy trì chất lượng dịch vụ, nhấn mạnh rằng "nếu cơ cấu hoa hồng này bị cắt giảm, tác động sẽ không chỉ dừng lại ở chất lượng dịch vụ mà còn đe dọa đến tính bền vững của một hệ sinh thái hỗ trợ hàng triệu người".

Grab và GoTo cho biết họ lấy hoa hồng trên giá cước theo quy định của chính phủ. Về phần mình, chính phủ Indonesia hiện đang đánh giá lại chương trình này.

Giống như các công ty cùng ngành trên toàn cầu, Grab và GoTo đã bị các công đoàn và cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ về các điều khoản dành cho tài xế, những người thường không có lương chính thứcvà không được hưởng các chế độ phúc lợi giống như nhân viên toàn thời gian.

Các tin khác

Môi trường nuôi dưỡng mọi hành trình tại HEINEKEN Việt Nam

Tại HEINEKEN Việt Nam, lộ trình phát triển của mỗi cá nhân luôn được định hình thông qua những cơ hội và thử thách ở bất kỳ giai đoạn nào của sự nghiệp. Dù mới bắt đầu hay đã có nhiều năm thâm niên, tất cả luôn được trao quyền để thể hiện năng lực, phát triển kỹ năng quản lý, lãnh đạo, và không ngừng học hỏi để trở thành phiên bản tốt hơn.

8 thói quen để có giấc ngủ ngon

Trong hành trình theo đuổi sự nghiệp, sức khỏe và thành công, nhiều người mải miết tìm mẹo vặt, thực phẩm bổ sung, nhưng lại bỏ qua yếu tố nền tảng là giấc ngủ.

Diatoco - Giải pháp thảo dược hỗ trợ cải thiện đường huyết

Được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như dây thìa canh, khổ qua, bằng lăng, hoài sơn, mạch môn và sinh địa, Diatoco mang đến lựa chọn lành tính nhưng vẫn hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết cho người tiểu đường.

Bất ngờ thông tin sầu riêng nhiễm chất cấm

Sau khi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cử nhiều đoàn kiểm tra tại các vùng trồng trọng điểm, kết quả ban đầu cho thấy, nguy cơ cao nhất tập trung ở một số địa phương vùng Tây Nam bộ.

TP.HCM tổng kết công tác nghĩa vụ quân sự 2025

Năm 2025, TP.HCM ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia về dân cư để quản lý công dân trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, giúp giảm gần 2% công dân vắng mặt.