Kỹ năng sống

Chăm lo đủ thứ nhưng con vẫn không nghe lời, người mẹ tá hoả khi giáo viên nói 1 sự thật: “Đôi khi lười biếng một chút cũng tốt”

TIN MỚI

Mọi bậc phụ huynh đều dành tình yêu thương vô bờ bến cho con cái, mong muốn đem đến cho con một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Dẫu vậy, việc bao bọc, lo lắng quá mức đôi khi lại trở thành con dao hai lưỡi làm cho trẻ khó có cơ hội được rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Hơn nữa, việc nuông chiều quá mức sẽ khiến trẻ trở nên ích kỷ, không biết chia sẻ và không biết nghe lời. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai.

Một nữ giáo viên tiểu học chia sẻ rằng, cô từng gặp một phụ huynh luôn miệng cằn nhằn con cái về mọi chuyện, từ việc học hành đến việc nhà. Người mẹ lo lắng từng chút một, làm đủ mọi thứ cho con nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Đứa trẻ ngày càng trở nên lì lợm, không chịu nghe lời và thành tích học tập cũng sa sút trông thấy.

Quá mệt mỏi và bất lực, phụ huynh đó đã tìm đến cô giáo để xin lời khuyên. Sau khi nghe người mẹ kể hết mọi chuyện, nữ giáo viên đã thẳng thắn nói một sự thật: "Thực tế, việc quan tâm, can thiệp quá mức sẽ cản trở sự phát triển của trẻ. Hãy thử nghĩ xem, nếu cha mẹ giúp đỡ mọi việc thì con cái sẽ có cơ hội rèn luyện bản thân ở đâu? Đôi khi phụ huynh 'lười biếng' một chút có lẽ sẽ tốt hơn".

Chăm lo đủ thứ nhưng con vẫn không nghe lời, người mẹ tá hoả khi giáo viên nói 1 sự thật: “Đôi khi lười biếng một chút cũng tốt”- Ảnh 1.

Đôi khi phụ huynh "lười biếng" một chút có lẽ sẽ tốt hơn

Cha mẹ yêu thương và muốn chăm sóc con cái là chuyện thường tình. Tuy nhiên, đôi khi, sự quan tâm quá mức lại trở thành một rào cản đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần hiểu rằng, việc tạo ra một không gian riêng để con được tự do khám phá, trải nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Chính trong những khoảng thời gian đó, trẻ mới có cơ hội rèn luyện ý chí, nghị lực và hình thành những kỹ năng sống cần thiết.

Có 3 thói quen cha mẹ nên có để có thể giúp con phát triển toàn diện

Đầu tiên, hãy thử giảm bớt những lời nhắc nhở và học cách "buông tay" nhiều hơn. Khi cha mẹ suốt ngày cằn nhằn những câu kiểu: "Mau ăn cơm đi!", "Sao con lại để quần áo bừa bộn thế?",... thì trẻ lại có vẻ như nghe tai trái, ra tai phải hoặc thậm chí sẽ tỏ thái độ khó chịu. 

Thay vì cứ lặp đi lặp lại những câu nói ấy, hãy thử trao cho con cơ hội tự lập. Để con tự đóng cặp sách, rất có thể con sẽ quên đồ dùng; hoặc khi để con tự giặt quần áo, chắc chắn sẽ có những chiếc áo bị lem màu. Nhưng điều đó chẳng sao cả. Thậm chí, những sai lầm ấy còn là những bài học quý giá giúp con trưởng thành hơn. Việc để con tự trải nghiệm và rút ra bài học cho bản thân sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc chúng ta cứ cằn nhằn bên tai con mỗi ngày.

Chăm lo đủ thứ nhưng con vẫn không nghe lời, người mẹ tá hoả khi giáo viên nói 1 sự thật: “Đôi khi lười biếng một chút cũng tốt”- Ảnh 2.

Để con tự trải nghiệm sẽ hữu ích hơn việc cha mẹ cứ cằn nhằn bên tai con mỗi ngày

Thói quen thứ hai là hãy giảm thiểu việc sắp xếp mọi thứ cho con và thay vào đó, hãy hướng dẫn con nhiều hơn. Nhiều phụ huynh thường có xu hướng muốn làm mọi thứ thay con. Nếu con gặp khó khăn trong bài tập, họ sẽ sẵn sàng giải quyết giúp. Nếu phòng con bừa bộn, họ sẽ tự tay dọn dẹp. Tuy nhiên, hậu quả của việc làm này là trẻ sẽ ngày càng trở nên ỷ lại vào cha mẹ và mất đi khả năng tự lập.

Thay vì làm thay con, cha mẹ hãy đóng vai trò là người hướng dẫn. Ví dụ, khi con gặp khó khăn trong bài tập, hãy hỏi con: "Con đã thử những cách nào rồi?", "Con nghĩ mình nên làm gì tiếp theo?"... Điều này sẽ giúp con rèn luyện khả năng tư duy, tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Chăm lo đủ thứ nhưng con vẫn không nghe lời, người mẹ tá hoả khi giáo viên nói 1 sự thật: “Đôi khi lười biếng một chút cũng tốt”- Ảnh 3.

Cha mẹ nên đóng vai trò là người hướng dẫn

Và điều thứ ba mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là hãy giảm việc bảo vệ con quá mức và thay vào đó, hãy khuyến khích con nhiều hơn. Nhiều cha mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con cái. Khi trẻ vấp ngã, họ sẽ vội vàng đỡ con dậy. Khi trẻ gặp khó khăn, họ sẽ nhanh chóng tìm cách giải quyết mọi việc thay con. Dù xuất phát từ tình yêu thương, nhưng cách làm này lại vô tình khiến trẻ trở nên rụt rè, thiếu tự tin và ngại đối mặt với khó khăn.

Trên thực tế, những thất bại và khó khăn là những bài học quý giá giúp trẻ trưởng thành. Khi trẻ vấp ngã, hãy động viên con tự đứng dậy. Khi trẻ gặp khó khăn, hãy gợi ý cho con những cách giải quyết thay vì làm thay con. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách đối mặt với thử thách, rèn luyện ý chí và trở nên tự tin hơn.

Cha mẹ đôi khi không cần phải quá chu toàn trong việc chăm sóc con cái. Thậm chí, một chút "lười biếng" đúng lúc có thể mang lại những hiệu quả bất ngờ. Khi cho con không gian để tự lập, để tự giải quyết vấn đề, chúng ta đang tạo điều kiện cho con phát triển những kỹ năng sống cần thiết.

Tuy nhiên, "lười biếng" ở đây không đồng nghĩa với việc bỏ mặc con. Đó là sự buông tay đúng lúc, tạo điều kiện để con tự khám phá và trưởng thành.

Chăm lo đủ thứ nhưng con vẫn không nghe lời, người mẹ tá hoả khi giáo viên nói 1 sự thật: “Đôi khi lười biếng một chút cũng tốt”- Ảnh 4.

Cha mẹ "lười biếng" để tạo điều kiện để con tự khám phá và trưởng thành

Một số bậc phụ huynh lo lắng rằng nếu không quan tâm đến con cái kỹ lưỡng, con sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Khi chúng ta quá bao bọc con, vô tình chúng ta đang hạn chế cơ hội phát triển của con.

Thay vì lo lắng quá mức, chúng ta hãy dành thời gian để hướng dẫn con đúng cách, giao tiếp thường xuyên và xây dựng một mối quan hệ tin cậy. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập với những tính cách và khả năng riêng biệt. Vì vậy, phương pháp nuôi dạy cũng cần linh hoạt và phù hợp với từng trẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm