Lì xì là một tục lệ quen thuộc trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông đặc biệt là Việt Nam. Theo đó, người lớn sẽ đặt tiền vào chiếc phong bì để mừng tuổi trẻ em.
Mục đích của việc làm này là để xua đuổi điều không may mắn, cầu phúc bình an. Đồng thời, khi các em nhỏ nhận được tiền mừng tuổi cũng sẽ chúc phúc cho người lớn tuổi, cảm ơn và cầu chúc sức khỏe trong năm mới.
Đối với trẻ em, lì xì là một trong những điều được mong chờ nhất trong ngày đầu năm. Để trẻ có thái độ đúng mực khi nhận được lì xì từ người lớn, bố mẹ cần phải nhắc con chú ý đến 4 nghi thức này khi được cho phong bao đỏ.Ảnh: Internet
1. Nhận bao lì xì từ người lớn bằng 2 tay
Nhiều trẻ em cho rằng việc được lì xì vào ngày đầu năm mới là điều hiển nhiên. Vì thế khi nhận lì xì từ người lớn chúng chỉ biết cầm bằng một tay rồi cất đi. Trên thực tế, đây là hành vi mất lịch sử. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ khi được lì xì phải nhận bằng 2 tay và mỉm cười để bày tỏ lòng biết ơn với bề trên.
2. Nói lời cảm ơn
Khi nhận được bao lì xì, bạn cần dạy trẻ bày tỏ lòng biết ơn với người lớn một cách kịp thời bằng cách gửi một vài lời chúc mừng năm mới, như: "Con cảm ơn ông bà, chúc ông bà sức khỏe và vạn sự như ý...".
Với những trẻ còn nhỏ bạn có thể dạy chúng bày tỏ lòng biết ơn một cách đơn giản hơn. Song với những đứa trẻ lớn hơn bạn cần dạy chúng các câu chúc để chứng tỏ con bạn được dạy dỗ từng chút một.
Không chỉ tạo thói quen tốt cho trẻ, việc bày tỏ lòng biết ơn bằng những câu nói khi nhận lì xì còn khiến cho người lớn cảm thấy hạnh phúc trong ngày đầu năm.
Ảnh: Internet
3. Không mở bao lì xì trước mặt người lớn
Ngày nay, điều kiện sống tốt hơn khiến chúng trở nên thực dụng hơn. Sau khi nhận bao lì xì, trẻ em có thể tò mò muốn xem bên trong có bao nhiêu tiền. Tuy nhiên cha mẹ nên nói với con là không được mở bao lì xì ngay sau khi vừa được nhận để tránh khiến người lớn khó xử ngay lúc đó với số tiền nhiều hay ít.
4. Không so sánh tiền lì xì với người khác
Đôi khi con bạn nhận được một bao lì xì và mở nó cùng với những đứa trẻ khác để so sánh số tiền. Có thể vì những câu đơn giản như "Sao anh được 200.000 đồng, em chỉ được 100.000 đồng" khiến người lì xì con bạn cảm thấy ái ngại. Để tránh trẻ em làm mất đi mối quan hệ của người lớn, các bậc phụ huynh cần phải giải thích cho con hiểu rằng không nên so sánh tiền lì xì với họ hàng.
Ảnh: Internet
Với số tiền được lì xì, bố mẹ cũng cần hướng dẫn con sử dụng đúng mục đích. Bạn có thể dạy con cách quản lý tiền Tết theo 3 phương pháp dưới đây:
1. Tiêu dùng có kế hoạch
Cha mẹ cần giúp trẻ hình thành kế hoạch sử dụng tiền Tết cũng như các khoản chi tiêu khác trong cuộc sống như đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm hàng ngày...
Để bắt đầu, các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ ghi chép thu chi, mỗi khi sử dụng một khoản tiền, cần ghi lại thời gian, mục đích và số dư để trẻ biết tình hình tài chính của bản thân. Bằng cách này, trẻ không chỉ hình thành được những thói quen tốt như quản lý tiền bạc, tiêu tiền, tiêu tiền đúng nơi mà còn rèn luyện được tính tự lập cho trẻ.
2. Đầu tư, ký quỹ
Cha mẹ giúp con cái mở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm dài hạn và quản lý tài chính. Nó cũng có thể được sử dụng để thực hiện một số khoản đầu tư, chẳng hạn như mua quỹ, bảo hiểm...
Khi con được 14, 15 tuổi, cha mẹ có thể thử chuyển quyền quản lý tài khoản lì xì cho con. Tất nhiên, cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện nghiêm túc với con mình trước khi nhận "bàn giao". Hãy để trẻ bày tỏ sự hiểu biết của chúng về tiền bạc và tầm nhìn trong tương lai về số tiền.
Đối với những tài khoản có số tiền đặc biệt lớn, phụ huynh cũng có thể chuyển theo năm hoặc theo đợt. Nếu vẫn lo lắng, bạn cũng có thể dùng số tiền này làm quỹ cho con học đại học. Hãy cho trẻ biết mình đã lớn và nên dùng tiền của chính mình để đóng học phí. Điều này không chỉ giảm bớt gánh nặng tài chính cho cha mẹ mà trẻ còn có thể học cách tự chủ và có trách nhiệm. cho chính mình.
3. Quà tặng, phúc lợi công cộng
Cha mẹ cũng nên nói với con cái rằng tiền Tết là thể hiện tình yêu thương. Ngoài việc sử dụng cho bản thân, trẻ cũng có thể mua một số món quà cho người lớn tuổi trong nhà để thể hiện lòng hiếu thảo và sự quan tâm của mình đối với ông bà.
Việc sử dụng tiền Tết này là một biểu hiện giáo dục về tình cảm yêu thương đối với con. Cha mẹ dạy con đúng cách thì đứa trẻ sẽ sớm trưởng thành trong cách quản lý tài chính cũng như học được cách yêu người khác.