Kinh doanh

CEO Nón Sơn bật mí bí quyết cắm chốt kinh doanh ở vị trí "vàng"

Trước dịch COVID-19, Nón Sơn có khoảng 250 cửa hàng nhưng đến nay, hệ thống này chỉ còn khoảng 184 cửa hàng. Trong đó, TP.HCM có 56 cửa hàng, Hà Nội có 10 cửa hàng, còn lại là các tỉnh thành khác.

Dù vậy, hình ảnh các cửa hàng Nón Sơn chiếm lĩnh các vị trí đắc địa ở TP.HCM và Hà Nội vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi về bí mật kinh doanh, chốt địa điểm vàng của doanh nghiệp này nhiều năm qua.

Bí quyết cắm chốt vị trí 'vàng'

Chúng tôi đặt câu hỏi, “các cửa hàng của Nón Sơn luôn nằm ở vị trí đắc địa nhưng người mua trực tiếp ở cửa hàng không nhiều, tuy nhiên các điểm kinh doanh này vẫn tồn tại suốt nhiều năm, vậy bí quyết kinh doanh là gì?”.

Dù mặt bằng của Nón Sơn thường nằm ở vị trí đắc địa nhưng doanh thu vẫn đủ để công ty này trang trải. (Ảnh: Đại Việt)

Dù mặt bằng của Nón Sơn thường nằm ở vị trí đắc địa nhưng doanh thu vẫn đủ để công ty này trang trải. (Ảnh: Đại Việt)

Ông Nguyễn Ngọc Tý, CEO Nón Sơn trả lời, người mua trực tiếp tại cửa hàng Nón Sơn không nhiều nhưng tệp khách hàng lại rất chất lượng. Khách vào Nón Sơn mua hàng thường là khách hàng có thu nhập tốt, họ sẵn sàng chi 10 triệu đồng để mua một chiếc nón.

Bên cạnh đó, những sản phẩm giá từ 3-5 triệu đồng cũng được khách rất quan tâm. Do đó, mỗi ngày, cửa hàng Nón Sơn chỉ cần bán vài sản phẩm như vậy là đã đảm bảo doanh thu để trang trải chi phí. Bên cạnh việc bán cho khách mua trực tiếp thì mỗi cửa hàng đều phải nỗ lực kinh doanh online để gia tăng doanh thu.

Cũng theo CEO Nón Sơn, dù sở hữu nhiều mặt bằng có vị trí đẹp nhưng giá thuê những mặt bằng này lại không quá đắt đỏ do diện tích mặt bằng thường nhỏ. Giá thuê chỉ dao động từ 10 triệu đồng/tháng đến vài chục triệu đồng/tháng.

Do đó, việc đảm bảo doanh thu để duy trì những mặt bằng này không quá khó khăn. Chính vì vậy, dù nhiều doanh nghiệp phải đứng trước làn sóng trả mặt bằng nhưng Nón Sơn vẫn cầm cự được nhờ những chiến lược như thế. Việc marketing bằng những địa điểm sầm uất, mặt bằng đắc địa vẫn còn hiệu quả.

Nón Sơn - thương hiệu quen thuộc của người Việt. (Ảnh: Đại Việt)

Nón Sơn - thương hiệu quen thuộc của người Việt. (Ảnh: Đại Việt)

Ngoài cửa hàng vật lý thì doanh nghiệp này cũng đang đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, Tiktok. Bên cạnh đó, Nón Sơn cũng là đối tác cung cấp nón cho nhiều đơn vị lớn trong ngành ngân hàng, điện, dầu khí, hàng tiêu dùng... Có những đơn hàng rất lớn, việc sản xuất phải kéo dài cả năm mới trả hết đơn hàng.

Ông Tý nhấn mạnh, doanh thu của Nón Sơn chỉ đang trong giai đoạn hồi phục. Doanh thu năm 2024 chỉ bằng 60% của năm 2019 – giai đoạn chưa xảy ra dịch COVID-19. Giải pháp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp chính là tiên phong về mẫu mã, chất lượng hàng đầu, giá cả phù hợp và phát triển công nghệ trong sản xuất.

Không có đối thủ chính

Vậy Nón Sơn đang ở đâu so với những đối thủ chính của mình?

"Trên thị trường nón thời trang của Việt Nam, Nón Sơn không có đối thủ chính, bởi chỉ có Nón Sơn tập trung sản xuất nón suốt gần 30 năm qua và dẫn đầu thị trường ngách này", ông Tý bình luận.

Ngược dòng quá khứ, CEO Nón Sơn cho biết, trong thời kỳ đầu sản xuất nón, doanh nghiệp này chủ yếu làm nón vải để phục vụ cho phái nữ. Sau đó, mới mở rộng sang các sản phẩm dành cho nam giới.

Năm 2007, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy cũng chính thức được thực thi. Thị trường nón thời trang trầm lắng, doanh số của Nón Sơn sụt giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp đứng bên "bờ vực". Trong bối cảnh đó, Nón Sơn quyết định sản xuất nón bảo hiểm, cung cấp ra thị trường cả hai sản phẩm là nón thời trang và nón bảo hiểm. Đây có thể xem là hướng đi thành công.

“Từ năm 2007 đến nay, thế giới đã trải qua 2 cuộc suy thoái kinh tế lớn và đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, ngành sản xuất nón vẫn chưa hoàn toàn khỏe mạnh”, ông Tý nói thêm.

Những chiếc nón có giá 10 triệu đồng đang được bán tại Nón Sơn. (Ảnh: Đại Việt)

Những chiếc nón có giá 10 triệu đồng đang được bán tại Nón Sơn. (Ảnh: Đại Việt)

Theo ông Tý, đỉnh điểm của khó khăn chính là đại dịch COVID-19. Việc giãn cách xã hội, hạn chế đi lại đã khiến Nón Sơn lao đao, bởi doanh nghiệp vẫn phải “gồng” lãi ngân hàng và duy trì đời sống cho hàng trăm lao động. Sau COVID-19, thị trường kinh doanh nón từ “màu đỏ” dần chuyển qua màu vàng và hiện tại là màu xám - bước đà để chuyển sang màu xanh.

ceo non son.png

ceo non son.png

Trên thị trường nón thời trang của Việt Nam, Nón Sơn không có đối thủ chính

CEO Nón Sơn

Ông Tý đánh giá, cuộc xung đột Nga - Ukraine hay các chính sách thuế quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nón. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tập trung ổn định chất lượng hàng hóa, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Đây là những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà công ty hướng đến.

Nón Sơn vẫn chủ yếu kinh doanh trong thị trường nội địa và chưa xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm của Nón Sơn vẫn được Việt kiều và các thương nhân mua về bán ở nước ngoài.

CEO Nón Sơn cho biết, việc cạnh tranh trên thị trường nón thời trang của Việt Nam cũng được phân tầng rất rõ rệt. Có 2 phân khúc cạnh tranh được chia ra đó là cao cấp và bình dân.

Ở phân khúc bình dân, các sản phẩm nón thường có chất lượng hoàn thiện thấp, nguyên liệu sử dụng là nguyên liệu giá rẻ. Chính vì thế, sản phẩm nón bán ra thị trường thường ở mức dưới 150.000 đồng/sản phẩm. Đối với phân khúc cao cấp, các sản phẩm nón được làm từ nguyên liệu tốt, an toàn cho người sử dụng và chất lượng hoàn thiện cao nên kéo theo giá thành cũng cao hơn. Sản phẩm nón cao cấp thường dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/sản phẩm trở lên.

Nón Sơn không sản xuất những loại nón fullface (trùm kín mặt) nên không va vào những "ông lớn" sản xuất nón bảo hiểm khác. Thay vào đó, Nón Sơn chỉ tập trung sản xuất và kinh doanh mặt hàng nón bảo hiểm phổ thông, che nửa đầu với mức giá từ hơn 300.000 đồng/sản phẩm trở lên. Những khách hàng yêu thích sản phẩm nón bảo hiểm có thiết kế trẻ trung, dễ đội của Nón Sơn vẫn ủng hộ đều đặn suốt thời gian dài.

Bên cạnh việc sử dụng máy móc, doanh nghiệp cũng sử dụng các nghệ nhân giỏi để thực hiện các sản phẩm thủ công, chất lượng tinh xảo. Các sản phẩm này đều mang tính cá nhân hóa cao và giá bán cũng lên tới cả chục triệu đồng/sản phẩm. Mỗi nghệ nhân có thể mất 1-2 tuần để làm một chiếc nón thủ công, mang tính độc bản.

Năm 1996, ông Trần Anh Sơn – nhà sáng lập thương hiệu Nón Sơn cùng vợ vào TP.HCM du lịch. Thời điểm đó, TP.HCM nắng nóng, hai vợ chồng đi khắp chợ Bến Thành nhưng không tìm được chiếc nón (mũ) vừa ý. Trong chợ chủ yếu là nón “bình dân”, chất lượng trung bình. Ông Sơn quyết định thành lập Nón Sơn để kinh doanh nón cao cấp phục vụ người tiêu dùng.

Giai đoạn đầu, ông Sơn chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu, mở cửa hàng. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, vợ ông Sơn chịu trách nhiệm nhập nón hàng hiệu từ Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc… về kinh doanh, phân phối. Đến năm 1998, Nón Sơn có xưởng sản xuất đầu tiên đặt tại đường Trà Khúc, quận Tân Bình.

Các tin khác

Miền Bắc mưa lớn đỉnh điểm

Từ sáng nay (11/7) đến đêm mai sẽ là đỉnh điểm đợt mưa lớn đang diễn ra ở miền Bắc. Mưa xuất hiện theo đợt với cường độ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trọng tâm mưa là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (10/7), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm nhẹ. Theo đó, vàng miếng SJC mất mốc 121 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới gần 15 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Giá vàng giảm đồng loạt

Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm trong bối cảnh giá thế giới có thời điểm về sát mức 3.300 USD/ounce. Tỷ giá trung tâm cũng rời ngưỡng kỷ lục thiết lập tuần trước.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (8/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lùi về mốc 120,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất 118,2 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (2/7), giá vàng tăng rất mạnh lên cao nhất trong vòng 1 tháng nay. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất lên 118,5 triệu đồng/lượng.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng biến động, khó dự báo, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp nhà nước và với các doanh nghiệp tư nhân trở thành yếu tố sống còn. Thực hiện vai trò tiên phong, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam bứt phá và vững bước hội nhập.

Giá vàng tiếp tục giảm?

Sáng nay (30/6), giá vàng thế giới tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Nhiều ý kiến cho rằng giá vàng trong nước có thể giảm theo giá thế giới nhưng không đáng kể.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.