Tài chính

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia

Tàu hỏa là một trong những phương tiện giao thông chủ yếu ở Bangladesh. Khi có các lễ hội lớn hoặc lễ hội tôn giáo, hầu hết mọi người đều chọn di chuyển bằng tàu hỏa. Eid al-Fitr là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất ở Bangladesh, diễn ra vào ngày 01/5, để kỷ niệm kết thúc tháng chay Ramadan.

Lễ Eid al-Fitr là dịp những người làm ăn xa quê ở Bangladesh trở về đoàn tụ cùng gia đình, cầu may mắn và thịnh vượng. Hàng nghìn người dân Bangladesh đổ ra các ga tàu ở thủ đô Dhaka để kịp về quê dự lễ.

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 1.

Cảnh tượng đông đúc ở ga tàu hỏa trong thủ đô Dhaka. Ảnh: Yousuf Tushar

Bangladesh là quốc gia đa số theo đạo Hồi lớn thứ 3 thế giới, trong đó gần 90% trong tổng số 146 triệu dân là tín đồ Hồi giáo.

Sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giao thông cơ bản đã hoạt động trở lại bình thường. Đó cũng chính là lý do năm nay người người đổ xô về quê nhiều hơn bao giờ hết.

Đương nhiên, tàu hỏa trong những ngày cao điểm này không thể chứa đủ số người cực lớn. Song không cần phải lo! Những người không tìm được chỗ bên trong tàu sẽ leo lên đầu tàu, bám vào thành ngoài toa tàu, chồng chất lên nhau để liều mạng trở về nhà.

Không đồ bảo hộ, không ghế ngồi... miễn là có thể leo lên được chuyến tàu hỏa là hình ảnh đã trở nên bình thường và thường xuyên trên các chuyến tàu hỏa ở Bangladesh.

Thiếu phương tiện giao thông công cộng bắt buộc người dân Bangladesh phải về nhà bằng mọi giá. Hậu quả là nhiều người đã thiệt mạng vì "cách thức đi tàu liều lĩnh". Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người phải ngồi trên nóc các toa tàu là vì bên trong đa số dành cho phụ nữ, trẻ em và người già khó khăn trong việc đi lại. Ngoài ra, trốn vé tàu cũng là lý do khá phổ biến.

Hơn 2.000 người bị tai nạn tàu hỏa ở thủ đô Dhaka trong những năm qua, theo Cảnh sát Giao thông Đường sắt Dhaka cho biết.

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 2.

Nhiếp ảnh gia Yousuf Tushar

Yousuf Tushar được công nhận là một trong những nhiếp ảnh gia tài liệu tự do hàng đầu ở Dhaka (Bangladesh). Nhiếp ảnh là nghề nghiệp, niềm đam mê, sở thích, tình yêu và cuộc sống của anh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dhaka, Yousuf Tushar theo đuổi một cách nghiêm túc với công việc nhiếp ảnh. Kể từ năm 2000, anh trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp toàn thời gian.

Mối quan tâm và trọng tâm chính đối với nhiếp ảnh của Yousuf Tushar là các vấn đề nhân quyền, môi trường, con người và du lịch. Anh tập trung vào kỹ năng sản xuất xuất sắc, không ngừng theo đuổi cái đẹp và nghệ thuật, sở hữu kỹ năng giao tiếp xã hội tốt. Anh đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế và tổ chức nhiếp ảnh, giúp anh trở thành một trong những nhiếp ảnh gia giỏi nhất ở Bangladesh.

Yousuf Tushar tạo ra tác phẩm ảnh theo định kỳ và đảm nhận việc chụp ảnh được ủy quyền từ nhiều tổ chức lớn và uy tín, các tổ chức phi chính phủ, cũng như các tờ báo, tạp chí, cơ quan nhiếp ảnh, các khách hàng hoạt động nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới.

Bộ ảnh mang tên "Hành trình nguy hiểm" của Yousuf Tushar ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất của "đặc sản đi tàu hỏa" ở đất nước Bangladesh.

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 3.
Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 4.
Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 5.

Chen chúc, bám víu, chồng chất lên nhau để giành lấy một chỗ tạm bợ trên tàu hỏa về quê. Ảnh: Yousuf Tushar

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 6.
Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 7.
Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 8.
Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 9.

Người dân liều mạng ngồi trên nóc toa bất chấp tàu chạy với vận tốc khoảng 80km/h. Ảnh: Yousuf Tushar

Cảnh tượng tàu hỏa đông nhất thế giới dưới ống kính của nhiếp ảnh gia - Ảnh 10.

Ảnh: Yousuf Tushar

Nguồn: Thepaper

Cùng chuyên mục

Đọc thêm