Bất động sản

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam


Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Theo thống kê của trang Vpexpress (công ty chuyên dịch vụ cho thuê văn phòng) thì tính đến năm 2022 Hà Nội có 1384 tòa nhà cao tầng đã hoàn thành. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh có 1.339 toà. Vì vậy, Thủ đô Hà Nội được xem là thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam. Trong ảnh là đường Lê Văn Lương nhìn từ trên cao.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 2.

Các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội phân bố dày đặc ở các quận phía nam và phía tây của thành phố như quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai…Ảnh nhìn từ Đại Lộ Thăng Long vào trung tâm thành phố.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 3.

Trong đó, tòa nhà cao nhất Hà Nội là Keangnam Hanoi Landmark Tower, cao 336m. Tòa nhà cao thứ hai là Lotte Center Hà Nội cao 272 m và thứ 3 là tòa TechnoPark Tower cao 226 m thuộc tổ hợp Vinhomes Ocean Park. Các tòa nhà đồng vị trí thứ tư và thứ năm là hai tòa chung cư Keangnam Landmark Tower A và B cao 212 m, đây cũng là tòa tháp đôi cao nhất Việt Nam.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 4.

Những căn chung cư cao tầng thế hệ mới được bắt đầu xây dựng từ những năm 2000 nhưng mới phát triển mạnh trong khoảng 10 năm gần đây. Ban đầu, chung cư cao tầng được xây dựng tại các khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa - Nhân Chính với chiều cao 9, 10 tầng. Thiết kế căn hộ với diện tích chủ yếu khoảng 50 - 70 m2.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 5.

Đến nay, mô hình chung cư cao tầng đã có bước phát triển vượt bậc với nhiều chủng loại, từ bình dân đến cao cấp; từ chỉ có chiều cao 9, 10 tầng đã tăng đến 30, 40 tầng.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 6.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Xây dựng, tính đến 2019 cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư, chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chung cư vì thế cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung cấp nhà ở tại 2 thành phố này. Trong ảnh là tòa Lotte Center Hà Nội cao 272 m.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 7.

Hệ thống quy định pháp luật cũng dần được hoàn thiện. Năm 2003 Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đầu tiên. Đến nay ta đã có Luật Nhà ở 2005, Luật Nhà ở 2014 và mới đây nhất là Luật Nhà ở 2023, tại chương IX có nêu rõ về việc quản lý, sử dụng nhà chung cư. Ảnh từ trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 8.

Cũng từ năm 2003 đến nay, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành nhiều quyết định, thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Điển hình vào những năm 2008, 2016, 2021 với rất nhiều điều chỉnh cho phù hợp với thực tế qua từng thời kỳ. Ảnh nhìn từ trên cao khu vực Trung Hoà nhìn qua Cầu Giấy.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 9.

Việc phát triển nhà chung cư góp phần tiết kiệm quỹ đất ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng dân số ngày càng tăng, góp phần tạo ra kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng khang trang, môi trường xanh, sạch đẹp, góp phần tạo cuộc sống văn minh hiện đại. Trong ảnh là tòa TechnoPark Tower cao 226 m.

Cảnh “rừng căn hộ” mọc san sát tại thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam- Ảnh 10.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hạn chế bất cập trong quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư. Điển hình là việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, kinh phí quản lý vận hành, tình trạng tranh chấp, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chuyển nhượng dự án không đúng quy định, vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy…Ảnh nhìn từ đường Ngô Thì Nhậm kéo dài.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm