Kinh doanh

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI

Tóm tắt:
  • Chênh lệch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cho thấy các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế trong xuất khẩu.
  • Các nhóm hàng xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ bao gồm điện tử, máy móc, dệt may, và nông sản.
  • Doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2022.
  • Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành nơi "rửa nguồn xuất xứ" do làn sóng dịch chuyển sản xuất.
  • Thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa đơn phương và doanh nghiệp cần tầm nhìn xa để ứng phó.
Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI ảnh 1
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng

Theo vị cựu lãnh đạo ngành công thương, 6 nhóm ngành có mức độ gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn hiện nay là nhóm điện tử với các thiết bị điện tử và linh kiện (riêng năm 2022, nhóm hàng này đạt 38,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ); Máy móc và thiết bị cơ khí; Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan; dệt may, giày dép và nông sản (bao gồm các mặt hàng như cà phê, hạt điều và thủy sản).

Theo vị này, nhìn vào số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong 3 năm qua, có thể thấy sự gia tăng xuất khẩu rất nhanh và ổn định ở nhiều ngành nghề. Như năm 2022, các doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các năm 2023 - 2024, kim ngạch xuất khẩu của nhóm này cũng đều vượt hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Việt Nam. Trong số các doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều nhất vào xuất khẩu phải kể đến trường hợp của Samsung, mặc dù có sự biến động do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế toàn cầu, tập đoàn này vẫn duy trì mức xuất khẩu điện thoại và linh kiện trên 50 tỷ USD/năm.​ Trong đó, từ tháng 2/2023 đến tháng 1/2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm 46% tổng số lô hàng điện thoại Samsung Galaxy xuất khẩu từ Việt Nam. ​Nhiều doanh nghiệp FDI khác trong lĩnh vực điện tử cũng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ như Apple, LG và Intel.

Vị quan chức cũng cho rằng, ngoài đóng góp về tạo việc làm, điều đáng lo của những năm gần đây chính là sự dịch chuyển sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI sang Việt Nam nhằm mục đích né thuế. Ngành dệt may, da giày, điện tử và đồ gỗ, thuỷ sản chứng kiến nhiều nhất sự dịch chuyển này. Theo đó, không ít doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam tập trung ở các ngành nghề cũng tạo mối lo “rửa nguồn xuất xứ” và đang khiến các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam bị rơi vào “tầm ngắm” của nhiều nước. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cũng cần chú ý đến những chuyển dịch của khối doanh nghiệp FDI để Việt Nam không trở thành nơi “chịu trận chung” khi bị áp thuế.

Trong cơ cấu xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay, lớn nhất vẫn là hàng điện tử. Kế đó là máy móc và may mặc, da giày. Đây là lợi thế trong tay các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bị áp thuế tới 46% sẽ khiến chúng ta mất lớn do các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện đều là doanh nghiệp đầu chuỗi. Họ khó xuất khẩu, bán hàng thì mình là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyên gia công thuê sẽ rơi vào tình trạng bị cắt giảm, thiếu hụt đơn hàng. Đây là mối lo rất lớn do doanh nghiệp Việt hiện không xuất siêu được nhiều, đặc biệt là ngành cơ khí”, Tổng giám đốc một doanh nghiệp cơ khí lớn ở miền Bắc trả lời PV Tiền Phong.

Tại một cuộc họp của Bộ Công Thương cách đây vài tuần, ông Đinh Quốc Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiệp hội đã nhận được cảnh báo sớm của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ về việc đang có những cuộc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ liên quan đến nguồn gốc của thép Trung Quốc giá rẻ đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam để rồi sau đó lại được xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Nếu tình trạng này không có giải pháp can thiệp kịp thời, Việt Nam sẽ có nguy cơ thành nơi rửa nguồn xuất khẩu cho mặt hàng thép của Trung Quốc khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và hết sức rủi ro về lâu dài cho các doanh nghiệp Việt.

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI ảnh 2
Doanh nghiệp lo ứng phó với việc bị áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp cần tầm nhìn xa

Đánh giá về tác động của hàng rào thuế quan thương mại mới, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, tại thời điểm hiện nay, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương. Nếu như toàn cầu hóa và khu vực hóa đều hướng tới thương mại tự do hơn giữa các nền kinh tế thì chủ nghĩa đơn phương đi ngược lại xu hướng trên. Thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu. Theo ông Hải, thực ra, chủ nghĩa đơn phương không có gì mới. Rất nhiều năm trước đây, trước khi GATT ra đời thì hoạt động thương mại quốc tế vẫn vấp phải các loại hàng rào khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và một số biện pháp phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch. Việt Nam cũng đã làm quen với các biện pháp này thông qua các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với cá tra, cá basa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, giày thể thao nhập khẩu vào EU. Tính đến cuối năm 2024, đã có khoảng 273 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại 25 thị trường. Đây đều là những thị trường chủ lực của hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả những thị trường có hiệp định thương mại tự do.

Theo một cựu lãnh đạo ngành công thương, ngoài đóng góp về tạo việc làm, điều đáng lo của những năm gần đây chính là sự dịch chuyển sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI sang Việt Nam nhằm mục đích né thuế. Ngành dệt may, da giày, điện tử và đồ gỗ, thuỷ sản chứng kiến nhiều nhất sự dịch chuyển này.

Về việc Tổng thống Donald Trump sử dụng thuế quan như một trong những công cụ chính nhằm định hình lại chính sách kinh tế và đối ngoại với các nước, ông Hải cho rằng, việc tăng thuế nhập khẩu không có gì khác ngoài mục tiêu tăng thu thuế cho ngân sách, giảm thâm hụt thương mại. Nhưng quan trọng hơn là Tổng thống Hoa Kỳ muốn gửi thông điệp để các nước liên quan điều chỉnh chính sách theo yêu cầu của Nhà Trắng, và để doanh nghiệp đang đầu tư ở các nước đem tiền trở lại đầu tư ở Hoa Kỳ, qua đó hy vọng đem lại việc làm và thịnh vượng. Với doanh nghiệp lúc này, cần có tầm nhìn xa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, minh bạch về quá trình sản xuất cũng như chủ động tìm các thị trường ngách, thị trường mới, chuẩn bị cho các kịch bản khác để có sự chủ động.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm - Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.