Doanh nghiệp

"Cần xây dựng phúc lợi cho lao động trên nền tảng lương"

Gần 209.000 lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần trong ba tháng đầu năm, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Những lao động này về già sẽ không có lương hưu hoặc hưởng mức thấp, không đảm bảo cuộc sống, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần còn có nguy cơ gây khủng hoảng nhân lực cho doanh nghiệp Việt.

Năng suất lao động song hành cùng tình hình tài chính

Một cuộc khảo sát mới của nhà cung cấp dịch vụ tài chính SoFi at Work và cố vấn nghiên cứu nhân sự Workplace Intelligence cho thấy, 51% nhân viên căng thẳng hơn về vấn đề tài chính, 86% nhân viên nói rằng căng thẳng tài chính của họ ảnh hưởng đến năng suất của họ và 84% nói rằng nó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của họ. Đây là lúc người lao động cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp để gia tăng sự gắn kết đội ngũ nhân sự và có niềm tin vào công ty.

Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia, cho rằng, mối quan hệ doanh nghiệp - người lao động không giới hạn theo giờ làm việc trong phân xưởng. Sinh kế đi liền chất lượng cuộc sống và ngược lại.

"Thực tế chứng minh khi người lao động ổn định cuộc sống, hài lòng, tin tưởng thì năng suất làm việc sẽ tăng. Nhưng chưa nhiều doanh nghiệp chủ động hỗ trợ người lao động trong cuộc sống. Đó nên là một phần của các chương trình trách nhiệm xã hội - xu hướng quản trị tại nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới", ông Hoài Nam nói.

Doanh nghiệp cần xây dựng phúc lợi cho lao động trên nền tảng lương - 1

Tiến sĩ Tô Hoài Nam. Ảnh: Nano

Giải pháp cho doanh nghiệp và người lao động

Lợi ích của người lao động là sự ưu tiên của doanh nghiệp, theo Tiến sĩ Tô Hoài Nam. Thời gian qua, Uỷ ban Quan hệ Lao động của Thủ tướng Chính phủ đã nghiên cứu giải pháp chi lương linh hoạt với mô hình nhận lương qua ứng dụng điện thoại. Cuối tháng, doanh nghiệp mới hoàn ứng cho bên ứng dụng.

Theo đó, nhu cầu trang trải sinh hoạt phí của người lao động được đáp ứng kịp thời, mà doanh nghiệp không chịu áp lực dòng tiền. Mô hình này đã triển khai trong nước 2 năm qua, tiêu biểu có Vui App, đồng hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Nano Technologies - nhà phát triển ứng dụng "Chi lương linh hoạt" Vui App, cho biết, tới nay đã phục vụ khoảng hàng chục nghìn người lao động.

"Thay đổi cách trả lương bằng việc thường xuyên và kịp thời sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Đây được xem là cách làm bền vững của doanh nghiệp trong việc xây dựng phúc lợi trên nền tảng lương", tiến sĩ Tô Hoài Nam bày tỏ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm