Bất động sản

Cảm hứng vườn thiền Nhật Bản tại Sala Garden

Tọa lạc tại Long Thành, Sala Garden được xây dựng theo định hướng một hoa viên nghĩa trang sinh thái, nổi bật với không gian xanh mát và phong cách thiết kế độc đáo lấy cảm hứng từ vườn thiền Nhật Bản.

Nét văn hóa truyền thống Nhật Bản

Vườn thiền Zen tại Hoa viên nghĩa trang sinh thái Sala Garden do nghệ nhân Nonoichi Yoshiro chắp bút thiết kế và chỉ đạo thực hiện. Ông là người đã có trên 45 năm kinh nghiệm làm vườn Nhật và từng được trao tặng huân chương Thiên hoàng về sự cống hiến cho lĩnh vực tạo hình vườn Nhật.

Tại Sala Garden, nghệ nhân Nonoichi Yoshiro đã xây dựng vườn Nhật tại nhà hàng Zen dựa trên cảm hứng về cảnh quan Vịnh Hạ Long nhằm tạo nên một công trình mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

"Vườn thiền Zen mang phong cách thiền tông đậm nét, với mục đích mang đến một kỳ nghỉ ngắn cho những người viếng thăm, đồng thời giúp cải thiện tinh thần mỗi khi ngắm nhìn nó", đại diện chủ đầu tư chia sẻ.

Vườn thiền Zen tại Hoa viên nghĩa trang sinh thái Sala Garden thiết kế bởi Nonoichi Yoshiro. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Vườn thiền Zen tại Hoa viên nghĩa trang sinh thái Sala Garden thiết kế bởi Nonoichi Yoshiro. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Vườn thiền (Zen Garden) là một loại hình nghệ thuật phổ biến tại Nhật Bản. Từ xa xưa, các thiền sư của xứ Phù Tang đã sử dụng nghệ thuật này để tạo ra môi trường phù hợp cho việc tu học. Vườn thiền Zen chỉ sử dụng đá và sỏi được gọi là "karesansui", có nghĩa là "cảnh quan khô".

Theo truyền thống, vườn thiền không dành cho các hoạt động giải trí như dã ngoại, vui chơi. Trong văn hóa của người Nhật, đây là một nơi thiêng liêng, để các nhà sư thực hành thiền hằng ngày.

Vườn thiền Zen tại Sala Garden được lấy cảm hứng từ cảnh quan của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Vườn thiền Zen tại Sala Garden được lấy cảm hứng từ cảnh quan của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Những công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo

Bên cạnh vườn thiền Zen, kiến trúc Phật giáo theo tư tưởng thiền cũng được Sala Garden vận dụng toàn diện, mang đến phong cách riêng biệt, độc đáo. Trong đó, Tịnh xá Sala là công trình Phật giáo quan trọng của Hoa viên, được thiết kế dựa theo kiến trúc thời nhà Lý. Nơi đây thờ 3 bức tượng Phật thỉnh về từ Nepal, do nhà sản xuất Shakya chế tác gồm: Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 4 m tọa lạc tại Đền Trình. Ảnh: Đinh Văn Quốc Thanh

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 4 m tọa lạc tại Đền Trình. Ảnh: Đinh Văn Quốc Thanh

Ngoài Tịnh xá Sala, Đền Trình là điểm nhấn tâm linh của Hoa viên, cũng là nơi tọa lạc của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 4 m. Tượng Phật được điêu khắc nguyên khối bằng đá trắng cao cấp, tọa trên đài sen, do nghệ nhân Nguyễn Đức Quyền đến từ làng đá mỹ nghệ thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng thực hiện.

Đền Trình được bao quanh bởi thảm cỏ và hoa, hồ nước và chính giữa là đài sen. Đây là khu vực để du khách có thể chiêm bái và thực hiện các nghi lễ thờ cúng khi thăm viếng người thân. Trong khuôn viên Sala Garden, 18 vị La Hán được đặt dọc theo hồ cảnh quan và xen lẫn các mảng xanh, tạo nên công trình tâm linh hài hòa trong khu vườn sinh thái.

Cảnh quan Sala Garden về đêm. Ảnh: Hồ Việt Quang

Cảnh quan Sala Garden về đêm. Ảnh: Hồ Việt Quang

Ngoài ra, Sala Garden còn sở hữu hệ thống cảnh quan gồm 5.000 cây sala và hơn 70 loài thực vật đa dạng, gồm cả một số cây gỗ quý thuộc nhóm một. Cũng giống như cây bồ đề, sala mang nhiều ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy bởi chúng gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Theo đại diện ban quản lý hoa viên, Sala có các cánh hoa cứng và biết đổi màu, không kén mùa nở hoa.

"Sala nở hoa suốt 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, bất kể ngày mưa hay nắng. Càng về đêm, hoa Sala càng tỏa hương thơm quyến rũ. Nhờ vẻ đẹp thanh thoát nên người ta thường gọi đây là hoa vô ưu hay ưu đàm", đại diện ban quản lý Sala Garden cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm