Tài chính

"Cái giá" cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được

Theo hãng tin Bloomberg, tập đoàn Intel đã đổ 20 tỷ USD cho dự án xây dựng các nhà máy sản xuất chip tại Mỹ trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc. Nhà máy đầu tiên được đặt ở Ohio là dự án lớn nhất trong 40 năm qua của bang này, và Intel dự định sẽ xây đến 10 nhà máy tương tự nữa trong 10 năm tới.

Nếu nhà máy ở Ohio được hoàn thành vào năm 2025 thì dự kiến nó sẽ tuyển dụng khoảng 3.000 lao động, trong khi việc xây dựng chúng cần khoảng 7.000 công nhân.

Mọi chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng không, Intel đang đau đầu với một thách thức chẳng thể giải quyết được bằng tiền: lao động.

 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 1.
 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 2.
 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 3.
 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 4.

////

Khu chăn bò

Nếu bất kỳ ai đến khu dự án của Intel tại Licking Country-Ohio thì sẽ thấy chằng chịt hàng rào thép gai, một vài chiếc máy ủi, lác đác vài công nhân, còn lại là cả một cánh đồng cỏ với đống đất bùn kèm những chú bò gần đó.

Đã 6 tháng trôi qua kể từ lễ động thổ dự án nhưng Intel vẫn chẳng thể kiếm đủ người để xây dựng nhà máy cho mình chứ đừng nói là lao động trình độ cao để sản xuất chip. Giám đốc Catherine Hunt Ryan của Bechtel Corp, đối tác sản xuất của Intel cho dự án nhà máy chip thừa nhận lượng thợ điện mà họ cần vượt quá khả năng cung ứng tại địa phương.

Hiện Bechtel đang dự định mời 40% lượng lao động mà họ cần từ những bang khác, thêm 30% nữa tuyển dụng qua chương trình vừa học vừa làm.

Trên thực tế, Intel không phải công ty duy nhất thiếu lao động. Hãng tin Bloomberg nhận định Mỹ đang thiếu cả đầu bếp, lao động lắp ráp, y tá, giáo viên, lái xe tải, cảnh sát, lính cứu hỏa, thợ xây... Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 500 năm qua còn số việc làm cần tuyển dụng thì ở gần mức cao lịch sử.

Báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chi nhánh St.Louis cho thấy tính đến tháng 1/2023, Mỹ đang có nhiều hơn 5,1 triệu việc làm so với tổng số lực lượng lao động đủ sức cung ứng cho thị trường.

Nhiều chuyên gia nhận định với đà thiếu lao động như hiện nay thì kế hoạch chạy đua công nghệ của Mỹ nói chung hay những dự án nhà máy của Intel nói riêng sẽ đổ sông đổ bể vì nhân lực là thứ khó có thể bù đắp bằng tiền, đặc biệt là khi Intel cần những nhân công có trình độ cho sản xuất chip.

 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 5.

Lớp dạy nghề tại Central Ohio Technical College

Ngày càng già

Kể từ năm 2018, tổng dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1960 khi ngày càng ít bạn trẻ tham gia thị trường trong khi người già nghỉ hưu ngày một nhiều. Thậm chí nền kinh tế Mỹ phải nhập khẩu lượng lớn nhân công trong độ tuổi lao động để bù đắp cho những mảng chẳng kiếm đủ người làm.

Số liệu chính thức cho thấy trong khoảng 2017-2022, tổng dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ chỉ tăng 1,7 triệu người, thấp hơn rất nhiều so với 11,9 triệu giai đoạn 2000-2005.

Năm 2021, Mỹ chỉ có 3,6 triệu trẻ em mới được sinh ra, mức thấp thứ 2 kể từ giữa thập niên 1980.

Tình hình nghiêm trọng đến mức Chủ tịch Jerome Powell của FED đã phải thừa nhận vào tháng 11/2022 rằng đà suy giảm dân số là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu hụt lao động hiện nay.

Quay trở lại với dự án của Intel tại Ohio, Chủ tịch hội đồng xây dựng thương mại Ohio, ông Dorsey Hager đã phải đích thân thường xuyên đi thăm các trường cấp 3 và để khuyến khích học sinh tham gia làm thợ điện và xây dựng.

“Chúng tôi không chỉ nói chuyện với các bạn trẻ mà còn cả với giáo viên, hiệu trưởng, chuyên gia hướng nghiệp, phụ huynh. Nếu 5 năm trước đây chúng tôi chỉ có thể đảm bảo 6-9 tháng công việc ổn định sau 4 năm học vừa học vừa làm thì giờ đây tôi có thể khẳng định những công việc này sẽ vẫn có giá trong 22-25 năm tới”, ông Hager tự tin nói.

52 tỷ USD

Sự tự tin của ông Hager là có cơ sở khi CEO J.P. Nauseef của tổ chức tư vấn kinh tế JobsOhio nhận định Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đua công nghệ gay cấn và các chuyên gia dự đoán tình hình có thể trở nên căng thẳng hơn trong tương lai. Chính điều này sẽ đưa một loạt các nhà máy công nghệ xây dựng ở Mỹ và đương nhiên nhu cầu lao động sẽ bùng nổ trở lại.

Đạo luật khuyến khích sản xuất bán dẫn tại Mỹ (Chips Act) với cam kết hỗ trợ 52 tỷ USD đã tạo nên ít nhất 40 dự án và 200 tỷ USD đầu tư khác từ các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên Bộ trưởng thương mại Mỹ Gina Raimodo cho biết họ sẽ cần thêm ít nhất 100.000 nhân viên kỹ thuật trong tổng số 277.000 người hiện nay để vận hành các nhà máy này.

Mặc dù những công ty như Intel đã đổ 50 triệu USD cho các chương trình đào tạo nghề ở Ohio với khoảng 9.000 lao động dự kiến sẽ cung ứng cho thị trường trong vài năm tới nhưng con số này chẳng thấm vào đâu.

 Cái giá cho những tập đoàn hăm hở vào Mỹ: Đổ 20 tỷ USD xây nhà máy, Intel cay đắng nhận ra họ thiếu một thứ đến tiền cũng chẳng mua được  - Ảnh 6.

Lớp dạy nghề tại Central Ohio Technical College

Trong khi đó, những chính sách mới về công nghệ tại Mỹ khiến mỗi tuần đều có một dự án nhà máy về xe điện, ắc quy hay chất bán dẫn được tuyên bố mở ở đây. Khoản ngân sách 1,2 nghìn tỷ USD được nghị viện Mỹ thông qua để xây dựng cơ sở hạ tầng đã khiến nhu cầu xây dựng và cần tuyển lao động ngày một tăng.

Vào cuối tháng 1/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi dự lễ khánh thành dự án ở Baltimore đã tuyên bố khoảng 20.000 lao động sẽ được tuyển dụng. Ngày tiếp theo, Tổng thống Biden đến tham dự lễ động thổ dự án Hudosn Tunnel và cam kết 72.000 việc làm sẽ được tạo ra. Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đủ số nhân công cho những dự án này hay không thì vẫn còn là nghi vấn.

“Hãy tưởng tượng ra 2 nền kinh tế, một có đủ lực lượng lao động còn bên kia thì không. Một nước thì có đủ nhân lực từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến kinh doanh bất động sản hay thậm chí là sản xuất, bên còn lại thì không. Theo bạn nước nào sẽ phát triển công nghệ nhanh hơn?”, chuyên gia kinh tế Anirban Basu của Hiệp hội thợ xây dựng Mỹ (ABC) đặt câu hỏi.

“Với 18-20 USD/giờ khi làm việc tại Starbucks hoặc lái Uber hiện nay thì việc khuyên học sinh tốn thêm vài năm học nghề là rất khó”, Hiệu trưởng John Berry của trường Central Ohio Technical College cũng phải thừa nhận.

*Nguồn: Bloomberg

Cùng chuyên mục

Đọc thêm