Theo các chuyên gia, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không hề đơn giản và hoàn toàn không thể thực hiện ngày một ngày hai là thành công. Vậy nên cần phải bắt đầu từ những bước nhỏ và đơn giản nhất. Trước mắt là rèn luyện thói quen ghi chép lại các chi phí đã bỏ ra trong ngày để cuối ngày có thể tổng kết và phân bổ lại chi phí sao cho hợp lý hơn.
Lúc mới bắt đầu thì thường gặp nhiều khó khăn bởi ta vẫn quen với lối sống buông thả và tự do trước đó. Vậy nên, việc này sẽ tạo thành một thói quen tốt và có ích cho tương lai sau này.
Hoàng Anh Minh (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, mỗi tháng tổng thu nhập khoảng 35 triệu, anh chia ra 4 phần, 2 phần dành cho chi tiêu cá nhân gồm: chi phí điện nước và tiền học cho con, phần còn lại dùng để phục vụ mục đích hưởng thụ cá nhân như: Đi uống cafe, đi ăn nhà hàng với bạn bè…. Một phần dành để tiết kiệm cho mai sau, phần còn lại dùng làm quỹ dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra.
Anh Minh cho biết, cả 2 vợ chồng anh đều áp dụng phương pháp này, nên mỗi năm cũng tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, cộng với việc đầu tư thêm nên mỗi năm gia đình cũng dư dôi được khoảng 300 đến 400 trăm triệu đồng.
Cách thức để hàng năm dư ra cả trăm triệu đồng (Ảnh: Minh họa)
Trong khi đó, Anh Nguyễn Thế Phương (38 tuổi) quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 80 triệu, hàng tháng gia đình anh phân bổ làm 2 khoản, mỗi khoản 20 triệu đồng, gồm tiền học phí cho 2 con và các chi phí sinh hoạt gia đình khoảng 40 triệu, tùy theo mức chi tiêu hàng tháng, có tháng chỉ chi hết 25 đến 30 triệu, số dư còn lại sẽ đưa vào quỹ dự phòng cho những tháng tiếp theo.
Trong khi đó, khoản tiền 40 triệu còn lại của gia đình được mang đi gửi tiết kiệm. Anh Phương chia sẻ: “Thường thì chúng tôi sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm khoảng 30 triệu đồng, 10 triệu đồng sẽ dùng để đầu tư chứng khoán, thời điểm thị trường có xu hướng tốt sẽ cũng sẽ cho dư ra một ít nữa, cứ như thế quay vòng, dần dân gia đình cũng tiết kiệm được một khoản tiền kha khá”.
“Một khi nguồn vốn dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân và tài chính: theo đuổi học vấn cao hơn, học thêm ngôn ngữ mới, đầu tư sinh lợi,....Với cách này gia đình tôi mỗi năm cũng có dự từ 500 đến 600 triệu đồng”, anh Phương nói.
Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về kỹ năng quản trị tài chính cá nhân, do chưa có được cách vận hành đúng. Vì vây, không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải đi vay mượn để bù đắp chi tiêu. Tệ hơn, khi căng thẳng về tài chính khiến tâm trạng chúng ta trở nên khó chịu hơn, dễ gắt gỏng, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống như vợ - chồng, cha mẹ - con cái, bạn bè...
Vậy nên, hãy luôn rà soát những khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… như học phí, tiền chợ búa, mua sắm quần áo, giày dép... Sau đó phân loại thành 2 loại cơ bản: có thể cắt giảm (ít hoặc không quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng).
Chẳng hạn, những khoản quan trọng và thường chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình là học phí, phí sinh hoạt. Tuy nhiên, chúng ta không thể cắt giảm khoản này. Thay vào đó, cần phải cắt giảm những khoản ít quan trọng như mua sắm quần áo, xem phim, cà phê cùng bạn bè,...
Tiết kiệm tối thiểu 10 - 15% thu nhập hàng tháng là một nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản, cực kỳ có hiệu quả cho người mới bắt đầu tham gia hành trình này. Trong trường hợp chúng ta có tổng thu nhập 10 triệu đồng/ tháng, thì nên tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu mỗi tháng.
Khi đã thích ứng, thì có thể tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 25%, 30%... đến 50% thu nhập hàng tháng. Chúng ta chỉ nên nâng mức tiết kiệm dần dần, không nên đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu bởi dễ khiến bản thân mình bỏ cuộc sớm.