Tài chính

Các nhà máy ở Trung Quốc chật vật vì đơn hàng giảm xuống một nửa

Đơn hàng sụt giảm, nhiều nhà máy đóng cửa

Jimmy ngồi trên sàn nhà đầy bụi của nhà máy ở Quảng Đông, nghĩ về số tiền mà ông vẫn còn nợ. Máy móc đã được bán và thậm chí cả đồ đạc trong văn phòng cũng bị dỡ bỏ sau khi ông đóng cửa nhà máy vào tháng 10.

Ông nói với tờ Financial Times: “Sự sụt giảm đơn đặt hàng và tình trạng phong tỏa là lý do khiến tôi muốn đóng cửa nhà máy. Nhưng trên hết, cảm giác như không có dấu hiệu phục hồi".

Các quản lý nhà máy ở miền nam Trung Quốc cho hay lượng đơn đặt hàng trong tháng 10 giảm tới 50% do toàn bộ hàng tồn kho ở Mỹ và châu Âu, làm triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới càng thêm ảm đạm.

Tháng 10 thường là khoảng thời gian đặc biệt bận rộn đối với lĩnh vực sản xuất và sự suy giảm mạnh trong hoạt động khiến công nhân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

Tháng trước, GDP Trung Quốc chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mục tiêu 5,5% hàng năm.

“Đáng lẽ đây là khoảng thời gian bận rộn nhưng 2 tháng qua là khoảng thời gian tồi tệ nhất", Christian Gassner, người có nhà máy sản xuất đồ nội thất ở Quảng Đông, nói.

Đơn đặt hàng đang giảm từ 30 đến 50% trong một số ngành nhất định. Nhiều người đang đóng cửa nhà máy của họ, Gassner cho hay.

Nhu cầu trên toàn cầu yếu đi

Theo Alan Scanlan, một giám đốc điều hành tại Hồng Kông, việc các đơn hàng bị chậm lại là kết quả tất yếu của sự bùng nổ thương mại điện tử vào cuối năm 2022.

Ví dụ, Nike đã báo cáo vào tháng 9 rằng hàng tồn kho ở Bắc Mỹ của họ đã tăng 65% vào cuối quý thứ 3, so với năm trước.

Vào thứ Hai, dữ liệu chính thức cho thấy xuất khẩu giảm 0,3%. Các nhà kinh tế học đã xác định sự sụt giảm do lượng đơn đặt hàng giảm cũng như các đợt phong tỏa theo chính sách zero-Covid.

Gary Ng, một nhà kinh tế tại Natixis ở Hồng Kông cho biết trong khi nhu cầu nội địa của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc phong tỏa, nhu cầu từ châu Âu và Mỹ cũng yếu đi, do lãi suất cao trên toàn cầu.

Miền nam Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Trung Quốc.

Một quan chức ở thành phố Đông Quan, một trung tâm sản xuất ở Quảng Đông, cho biết các chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc duy trì trợ cấp để giúp các nhà máy.

Danny Lau, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hồng Kông, người điều hành một nhà máy sản xuất nhôm ở Đông Quan, cho biết: “Khi đơn đặt hàng giảm, chúng tôi buộc phải cắt giảm chi phí và một trong những khoản chi lớn nhất là trả lương cho công nhân".

Chen làm việc cho một doanh nghiệp có trụ sở tại Quảng Đông chuyên cung cấp các siêu thị toàn cầu cho biết, thu nhập của anh giảm xuống còn 50.000 Nhân dân tệ trong năm nay so với 80.000 Nhân dân tệ của năm trước.

Căng thẳng Mỹ-Trung cũng đã thúc đẩy sự chuyển dịch các nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

Suki So, giám đốc điều hành của Everstar Merchandise có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết đang có kế hoạch đóng cửa nhà máy ở Quảng Đông và chuyển các nhà máy còn lại sang Đông Nam Á.

“Nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu như đồ nội thất đã [giảm] do người Mỹ ngày càng nghèo hơn. . . Chúng tôi đã phải thuê nhà kho [trong năm nay] để chứa hàng hóa đã hoàn thành", cô lý giải.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào sau những "quãng trầm"?

Thị trường bất động sản trở nên "trầm lắng" sau nhiều tháng bị siết chặt tín dụng. Số lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 ghi nhận mức giảm mạnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu rằng thị trường BĐS có đang trong suy thoái? Diễn biến tiếp theo của thị trường sẽ thế nào?

Vì sao VSIP Bắc Ninh được xem là biểu tượng trung tâm Vùng Thủ Đô

Nhà đầu tư thường e ngại khi tiếp cận những dự án bị vướng mắc về mặt pháp lý. Chính vì vậy các dự án mang giá trị thật đã có tài sản hiện hữu cùng pháp lý rõ ràng và tiện ích đồng bộ như đại đô thị VSIP Bắc Ninh sẽ là điểm đến mà nhà đầu tư và những người có nhu cầu thực hướng tới.

Thước đo nào hướng đến chuẩn mực sống thượng lưu?

Tận hưởng không gian sống thoáng đãng, trong lành, cùng bầu không khí hạnh phúc, bình yên khi trở về nhà chính là mong muốn của giới thượng lưu. Đó là lý do họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua những trải nghiệm độc đáo sinh thái ven sông nước, hướng tới môi trường sống tốt cho sức khoẻ của con người.